Gia Lai tăng cường phòng-chống bệnh đậu mùa khỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 2521/UBND-KGVX chỉ đạo tăng cường phòng-chống bệnh đậu mùa khỉ ở người.
Theo đó, để chủ động kiểm soát, phòng-chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở người, không để xảy ra dịch chồng dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khai các biện pháp phòng-chống bệnh.
Đoàn công tác Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng-chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Như Nguyện
Đoàn công tác Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên kiểm tra, giám sát công tác phòng-chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Như Nguyện
Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế theo dõi chặt chẽ và cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh, khuyến cáo của WHO, của Bộ Y tế để chủ động các biện pháp phòng-chống dịch, điều trị hiệu quả, kịp thời. Chỉ đạo hệ thống y tế thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập; xử lý kịp thời ổ dịch, chăm sóc điều trị người mắc bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong. Đặc biệt lưu ý ưu tiên bảo vệ lực lượng y tế, đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng dễ bị tổn thương…
Đồng thời, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh bệnh đậu mùa khỉ nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) và các đối tượng nhập cảnh trái phép qua các đường mòn lối mở để kịp thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của dịch bệnh vào tỉnh. Phối hợp, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh đậu mùa khỉ; phương tiện, vật tư, trang thiết bị, thuốc phù hợp cho công tác phòng-chống dịch bệnh.
Cùng với đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc phòng-chống dịch từ động vật hoang dã, đặc biệt là nhóm động vật có nguy cơ lây nhiễm cao với bệnh đậu mùa (khỉ các loài động vật linh trưởng, loài gặm nhấm nhỏ và chó nhà...); khuyến cáo người dân chủ động thông báo với cơ quan thú y khi phát hiện động vật (bao gồm động vật nuôi và động vật hoang dã) có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh (con vật có các biểu hiện ốm như sốt, bỏ ăn, ăn ít, phát ban và có xuất hiện nhiều mụn nước trên da); khuyến cáo người bị đậu mùa khỉ không nên vuốt ve, âu yếm, ôm, hôn, ngủ chung, ăn chung... với thú cưng. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các trường hợp động vật nhập cảnh nghi nhiễm bệnh, đặc biệt động vật xuất phát từ quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh đậu mùa khỉ vào địa bàn tỉnh để có biện pháp phòng-chống dịch bệnh theo quy định.
Các sở, ban ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp Sở Y tế, tăng cường tuyên và triển khai các biện pháp phòng-chống bệnh đậu mùa khỉ. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quán triệt, chỉ đạo thông suốt, quyết liệt, huy động các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra. 
Đối với các địa phương có đường biên giới: Giám sát chặt chẽ dịch ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời người mắc, hạn chế thấp nhất trường họp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp nhận và điều trị các trường hợp mắc bệnh. 
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp với ngành chuyên môn, với các cấp chính quyền chủ động, tích cực vận động người dân tham gia các hoạt động phòng, chống dịch theo khuyến cáo, hướng dẫn của ngành Y tế.
TRẦN ĐỨC

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.