Gia Lai: Tăng cường phổ biến kiến thức và kỹ năng phòng tránh thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 473/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030. 
Theo đó, kế hoạch đề ra mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân khi tham gia bồi dưỡng quốc phòng-an ninh cho đối tượng 4 và cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư được phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. 100% người dân ở các xã  khu vực nguy cơ rủi ro cao thường xuyên chịu tác động của thiên tai và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai. 100% số xã xây dựng và phê duyệt kế hoạch phòng-chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng. 100% bậc đào tạo phổ thông đưa nội dung phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy... 
Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì theo dõi đôn đốc hướng dẫn việc triển khai thực hiện kế hoạch này và các quy định pháp luật để nâng cao hiệu quả hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp thực tế của địa phương. Hướng dẫn lồng ghép các nội dung về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để đưa vào các chương trình kế hoạch đào tạo bồi dưỡng tổ chức các khóa tập huấn bồi dưỡng. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng thí điểm, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền và phổ biến mô hình về cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng…
Sẵn sàng ứng cứu khi có bão lũ. Ảnh: Đức Thụy
Sẵn sàng ứng cứu khi có bão lũ. Ảnh: Đức Thụy
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp các ngành liên quan lồng ghép tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên, giáo viên các kiến thức về phòng-chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, đưa nội dung này vào chương trình giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông có kiến thức về phòng-chống thiên tai. Lồng ghép với một số môn học để đưa vào chương trình giáo dục, giảng dạy. Xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, trang thiết bị dụng cụ học tập và cơ sở hạ tầng giáo dục khi xảy ra các tình huống thiên tai, xây dựng trường học an toàn trước thiên tai theo quy định… 
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ngành liên quan và các địa phương hướng dẫn đưa nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng-chống thiên tai vào kế hoạch bồi dưỡng quốc phòng-an ninh cho đối tượng 4 và cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết cho địa phương đơn vị, tổ chức thực hiện các nội dung theo thẩm quyền. Rà soát cập nhật danh sách các đơn vị cấp xã thường xuyên bị thiên tai, khảo sát đánh giá nhu cầu và sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ phòng-chống thiên tai, đảm bảo hiệu quả sử dụng. Thực hiện lồng ghép nội dung đảm bảo an toàn phòng-chống thiên tai vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, chuyển đổi sản xuất chủ động ứng phó với thiên tai. Tổ chức diễn tập theo phương án ứng phó thiên tai đã được xây dựng. Đầu tư xây dựng tu bổ nâng cấp và quản lý vận hành hiệu quả công trình phòng-chống thiên tai. Chủ động rà soát sắp xếp lại dân cư di dời dân cư sinh sống tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông bờ suối. Lắp đặt hệ thống cảnh báo và kiểm soát rủi ro thiên tai tại các khu vực trọng điểm, khu vực sạt lở xung yếu…
LƯƠNG THANH

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.