Gia Lai: Ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 1-7, tại xã Tuy Phước, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tổng điều tra nông nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 theo kế hoạch của BCĐ Tổng điều tra Trung ương.

Tham dự buổi lễ có đại diện Thường trực BCĐ Tổng điều tra tỉnh, lực lượng giám sát viên, tổ trưởng và các điều tra viên.

3.jpg
Quang cảnh lễ ra quân. Ảnh: Trọng Lợi

Theo đó, cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn tỉnh huy động gần 6.500 người tham gia, trong đó có 4.357 điều tra viên trực tiếp thực hiện điều tra trên 3.995 địa bàn, với tổng số 564.895 hộ dân thuộc diện điều tra.

Riêng tại Gia Lai (cũ) có 2.227 địa bàn, tương ứng với 2.227 điều tra viên thực hiện điều tra phiếu hộ, 194 phiếu xã và 24 điều tra viên chuyên trách thực hiện điều tra phiếu trang trại. Ngoài ra, có 218 tổ trưởng điều tra được huy động để điều phối và giám sát thực hiện.

Phát biểu tại lễ ra quân, ông Phan Quốc Hùng-Điều hành Thống kê tỉnh, Phó Trưởng BCĐ Tổng điều tra tỉnh-nhấn mạnh: Tổng điều tra năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết Trung ương được triển khai sâu rộng. Đây là chủ trương lớn nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, song cũng đặt ra không ít thách thức cho công tác điều tra, nhất là ở cấp cơ sở.

Địa bàn rộng hơn, một số cán bộ mới tiếp cận địa bàn, đòi hỏi sự quyết tâm cao và phối hợp chặt chẽ từ các cấp, các ngành, đặc biệt là đội ngũ điều tra viên.

dieu-tra-vien-phong-van-ho-gia-dinh-tai-xa-chu-se.jpg
Điều tra viên phỏng vấn hộ gia đình tại xã Chư Sê. Ảnh: Quốc Linh

Ông Phan Quốc Hùng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc tổng điều tra.

Các thành viên BCĐ cấp xã cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, nắm chắc nghiệp vụ, bám sát địa bàn và hoàn thành nhiệm vụ đúng quy định, đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra. Kết quả thực hiện tổng điều tra được sử dụng làm căn cứ đánh giá chất lượng cán bộ.

Đặc biệt, ông Hùng lưu ý, các điều tra viên phải nghiêm túc thực hiện việc thu thập thông tin, ghi phiếu điện tử (CAPI) bằng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, đảm bảo chính xác, đầy đủ, không sai sót, đúng theo quy định của cuộc tổng điều tra.

1751352731721.jpg
Các điều tra viên thực hiện phỏng vấn, ghi phiếu tại nhà một hộ dân ở xã Tuy Phước vào sáng 1-7. Ảnh: Trọng Lợi

Đồng thời, ông kỳ vọng, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của lực lượng điều tra viên, cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn tỉnh sẽ diễn ra nghiêm túc, an toàn, đảm bảo tiến độ, chất lượng; góp phần cung cấp dữ liệu quan trọng phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null