Gia Lai: Quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 08 về thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 3-3, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 23-5-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu chính Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Ảnh: Anh Huy

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu chính Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Ảnh: Anh Huy

Các ông, bà: Phạm Thị Lan-Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Siu Trung-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đồng chủ trì hội nghị. Hội nghị được kết nối đến 17 điểm cầu cấp huyện với 450 đại biểu tham gia. Dự hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku) có đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị-xã hội và một số sở, ban ngành của tỉnh.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Siu Trung đã quán triệt, hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 08 và Chương trình phối hợp 1962/CTrPH-UBND-BTTUBMTTQ, ngày 26-12-2022 của UBND tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030.

Theo đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 08 với mục tiêu cụ thể, phấn đấu hàng năm 100% xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng được chương trình phối hợp giữa chính quyền với MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện cuộc vận động; có ít nhất 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh được tư vấn, hướng dẫn thực hiện các nội dung Sổ tay tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, trong đó có ít nhất 40% hộ biết áp dụng các nội dung của Sổ tay vào thực tiễn cuộc sống...

Về xây dựng mô hình thực hiện cuộc vận động, phấn đấu hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh xây dựng ít nhất 3 mô hình; các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh xây dựng ít nhất 1 mô hình; Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện xây dựng ít nhất 2 mô hình; Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã xây dựng ít nhất 1 mô hình. Thông qua thực hiện cuộc vận động, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp phấn đấu giúp đỡ trên 1.300 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo/năm.

Cùng với đó, đại diện lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh cũng đã trao đổi về công tác phối hợp triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh. Dự kiến giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh có 58 sản phẩm dự thi nâng hạng sao, tập trung vào các nhóm thực phẩm; 246 sản phẩm mới, tập trung vào các nhóm: thực phẩm (216 sản phẩm), đồ uống (11 sản phẩm), dược liệu và sản phẩm từ dược liệu (15 sản phẩm), hàng thủ công mỹ nghệ (3 sản phẩm) và dịch vụ cộng đồng, du lịch sinh thái, điểm đến du lịch (1 sản phẩm).

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phạm Thị Lan đề nghị cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo, phối hợp thực hiện 2 cuộc vận động theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thống nhất cao về nhận thức và hành động, kịp thời cụ thể hóa nội dung, giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn của địa phương, cơ sở, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.