Gia Lai: Gần 200 nông dân tập huấn sử dụng phân bón "4 đúng"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Gần 200 nông dân là người dân tộc thiểu số 12 thôn-làng tham gia tập huấn sử dụng phân bón theo phương pháp “4 đúng”, diễn ra vào ngày 18-5, tại Nhà Văn hóa xã Lơ Ku và Nhà rông làng Chợt (xã Lơ Ku, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), do Công ty cổ phần Công-Nông nghiệp Tiến Nông phối hợp với UBND xã Lơ Ku tổ chức.
 Nông dân làng 3 làng: Chợt, Krối, Kbang tham gia tập huấn. Ảnh: Hà Tây
Nông dân làng 3 làng: Chợt, Krối, Kbang tham gia tập huấn. Ảnh: Hà Tây
Bà con nông dân được các kỹ sư nông nghiệp hướng dẫn quy trình bón phân theo “4 đúng”: đúng loại, đúng liều, đúng lúc và đúng cách để cây trồng hấp thụ tối đa, cho năng suất cao. Theo khuyến cáo của các kĩ sư, hiện nay, nông dân sử dụng nhiều loại phân bón không đúng cách dẫn đến đất bạc màu, chất pH trong đất ngày càng giảm làm cho cây trồng khó hấp thụ các dưỡng chất từ phân bón. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh hại trên cây trồng. 
Nhiều ý kiến của bà con nông dân cũng đã được các cán bộ, kỹ sư trao đổi giải thích làm rõ. Trong đó có khuyến cáo để cây trồng hấp thụ tối đa lượng phân bón (khoảng 80%) thì bà con phải cải tạo đất bằng cách dùng chất điều hòa pH đất của phân bón Tiến Nông, sau đó mới dùng bón phân hữu cơ, hóa học N.P.K để bón cây trồng.
Hà Tây 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: H.C

Làm giàu nhờ cây sầu riêng

(GLO)- Năm 2016, gia đình ông Lê Danh Lăng (thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đầu tư trồng gần 2 ha sầu riêng Dona. Nhờ cần cù lao động và biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, năm nay, gia đình ông thu hoạch hơn 42 tấn quả.

Nghe nông dân Jrai, Bahnar kể chuyện làm giàu

Nghe nông dân Jrai, Bahnar kể chuyện làm giàu

(GLO)- 85 nông dân đã vinh dự nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai và Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tại hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2022-2024 do Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức. Trong đó có 31 nông dân Jrai, Bahnar.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.