Gia Lai đón nhận thêm 1 di tích quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bộ  Văn hoá-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 4242/QĐ-BVHTTDL công nhận Di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya thuộc xã Chư Drăng và xã Uar (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là di tích quốc gia.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya được Đảng bộ tỉnh Đak Lak chọn làm nơi xây dựng căn cứ kháng chiến của tỉnh. Đây là căn cứ đầu não, ghi dấu nhiều chiến công hiển hách, khẳng định sự trưởng thành của Đảng bộ và chính quyền cách mạng tỉnh Đak Lak nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Theo ngôn ngữ của người Ê Đê, Cư Jŭ có nghĩa là núi đen, Dliê Ya là vùng rừng núi rộng lớn.

Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya nằm giữa vùng rừng núi rộng lớn, chung mạch nguồn cách mạng của 2 tỉnh Gia Lai và Đak Lak. Ảnh: Minh Châu

Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya nằm giữa vùng rừng núi rộng lớn, chung mạch nguồn cách mạng của 2 tỉnh Gia Lai và Đak Lak. Ảnh: Minh Châu

Tuy nhiên, hiện nay toàn bộ di tích của Khu căn cứ đều thuộc địa phận hành chính các xã Uar và xã Chư Drăng (huyện Krông Pa). Khu căn cứ thuộc đất rừng được Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam sông Ba (tỉnh Gia Lai) quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt nên chưa bị tác động, ảnh hưởng xấu đến di tích.

Trước đó, năm 2023, UBND tỉnh Gia Lai và UBND tỉnh Đak Lak phối hợp tổ chức hội thảo khoa học và hội nghị khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya. Các ngành, địa phương của 2 tỉnh đã ký kết công tác bảo tồn, tôn tạo, quảng bá và phát huy giá trị di tích.

Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ-Dliê Ya được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Đak Lak và Gia Lai trong việc phát huy giá trị lịch sử cách mạng của địa phương, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng cho Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên.

Nhất là đối với huyện Krông Pa, khu di tích cấp quốc gia nằm trên địa bàn của huyện sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, bởi nơi đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng thành địa chỉ đỏ về giáo dục lịch sử, kết hợp với du lịch sinh thái.

Có thể bạn quan tâm

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

(GLO)- Chúng ta phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược đến năm 2030 thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?