Gia Lai đầu tư và phát triển gần 4.000 ha cây dược liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tỉnh ủy Gia Lai vừa có báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 3-7-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

 Chú thích ảnh: Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Khê hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng cây dược liệu. Ảnh: Ngọc Minh
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã An Khê hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng cây dược liệu. Ảnh: Ngọc Minh

Đến thời điểm hiện nay, tổng diện tích cây dược liệu trên địa bàn tỉnh là hơn 3.987 ha, tăng gần 3.002 ha so với năm 2020. Trong đó, dược liệu dưới tán rừng là 956,8 ha, tăng 696,3 ha so với năm 2020; dược liệu trồng trên đất nông nghiệp là 3.030,6 ha, tăng 2.305,67 ha so với năm 2020.

Trên địa bàn tỉnh cũng đã phát triển một số mô hình trồng dược liệu có hiệu quả như: mô hình trồng sâm bố chính tại Kbang, trồng cây hoa hòe tại Kông Chro, trồng cà gai leo tại Kông Chro. Đối với các dự án đầu tư phát triển cây dược liệu, hiện có 4 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn khoảng 497 tỷ đồng; có 10 dự án trong danh mục kêu gọi đầu tư với quy mô khoảng 1.821 ha, tổng vốn dự kiến đầu tư trên 7.272 tỷ đồng. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục tham mưu UBND tỉnh bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025 (đợt 2) đối với 9 dự án trồng, nhân giống và phát triển cây dược liệu có ứng dụng công nghệ cao, phát triển dược liệu dưới tán rừng với tổng diện tích 8.450 ha, tổng vốn đầu tư 4.197 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) cao trong sản xuất, chế biến dược liệu. Ủy ban nhân dân tỉnh đã đặt hàng triển khai 5 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh về dược liệu, đặt hàng triển khai 2 nhiệm vụ cấp bộ, cấp quốc gia, đang theo dõi 2 nhiệm vụ cấp quốc gia thuộc chương trình quỹ gen. Trong thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, toàn tỉnh hiện có khoảng 142 ha trồng dược liệu ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, 6 ha ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô lan kim tuyến. Các hoạt động chế biến dược liệu, xúc tiến thương mại tiêu thụ dược liệu được các cấp, ngành tích cực triển khai, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu trong và ngoài tỉnh.

 

LỆ HẰNG

 

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.