Gia Lai: Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng mùa mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 2091/SNNPTNT-CCTTBVTV về việc tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong mùa mưa năm 2020.

Người dân huyện Ia Grai phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam
Người dân huyện Ia Grai phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê. Ảnh: Lê Nam

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên một số cây trồng như: lúa, rau, cà phê, hồ tiêu, mì, mía, bắp.

Cụ thể: Đối với cây lúa cần bón thúc đẻ nhánh cho trà lúa muộn, bón nuôi đòng cho trà lúa chính vụ theo quy trình thâm canh lúa để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, trổ đều, chắc hạt. Thăm đồng thường xuyên phát hiện các đối tượng dịch hại kịp thời để xử lý sớm khi đạt ngưỡng phòng trừ nhất là đối với rầy nâu, bệnh đạo ôn, khô vằn. Đối với cây cà phê cần thường xuyên vệ sinh vườn cây như cắt tỉa cành bị sâu bệnh, chồi vượt, cành tăm, cành vô hiệu trong tán, cành sát mặt đất để vườn cà phê thông thoáng, giảm tiêu hao dinh dưỡng, hạn chế sự phát sinh lây lan của rệp, xử lý kịp thời, phù hợp.

Với cây hồ tiêu: Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát quang cây che bóng, không để vườn cây rậm rạp, thiếu ánh nắng mặt trời. Những vườn tiêu không thoát nước cần khai thông mương thoát nước, tuyệt đối không để vườn tiêu bị úng nước sẽ gây bệnh vàng lá thối rễ. Với cây mì đề nghị các địa phương không được chủ quan, cần tăng cường công tác tập huấn, hội thảo nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng trừ bệnh khảm lá vi rút; điều tra, phát hiện, cho xử lý bệnh khảm lá vi rút hại mì…

THANH SOẠN

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.