Gia Lai: Ăn thịt và trứng cóc, 3 em nhỏ nhập viện cấp cứu vì ngộ độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bác sĩ Trương Minh Cẩn-Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) thông tin: Chiều 11-10, Khoa Hồi sức cấp cứu-Trung tâm y tế huyện Chư Sê tiếp nhận 3 ca ngộ độc trứng cóc là trẻ em. Qua cấp cứu, hiện sức khỏe của 3 em đã tạm ổn định và đang được tiếp tục theo dõi.

Theo đó, 3 em nhỏ bị ngộ độc đều trú tại làng Tai Pêr (xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) gồm: Kpuih Ước (SN 2016); Kpuih Run (SN 2011) và Kpuih Suin (SN 2014). 3 trẻ tự làm thịt cóc ăn sau đó lần lượt vào viện với các triệu chứng đau bụng, nôn ói nhiều, mệt, nhịp tim không đều… và được chẩn đoán ngộ độc trứng cóc/rối loạn nhịp tim. Hiện qua điều trị, các bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, còn nôn ói, đau đầu.

Hiện 3 em đã tạm ổn định sức khỏe và đang được tiếp tục theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Chư Sê. Ảnh: Như Nguyện

Hiện 3 em đã tạm ổn định sức khỏe và đang được tiếp tục theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Chư Sê. Ảnh: Như Nguyện

Thịt cóc là một trong những loại thực phẩm rất dễ gây ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong nếu như không được chế biến đúng cách. Dù đã được khuyến cáo nhiều lần nhưng một số nơi, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tình trạng sử dụng thịt cóc làm thức ăn. Để phòng ngộ độc thịt cóc thì an toàn nhất là người dân không ăn thịt cóc. Nếu lỡ ăn và phát hiện có dấu hiệu ngộ độc thì cần xử trí bằng cách chủ động gây nôn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Được biết, Từ đầu năm đến nay, Gia Lai đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do ăn thịt và trứng cóc. Vụ thứ nhất xảy ra vào ngày 22-1 tại làng Kret Krot (xã Hà Ra, huyện Mang Yang) với 4 người ăn, trong đó có 1 người tử vong. Vụ thứ 2 xảy ra vào ngày 7-4 tại làng Ia Sâm (xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) với 3 người ăn, trong đó có 1 người tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).