Gắp con vắt dài 7 cm ra khỏi mũi một phụ nữ ở Kon Tum

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum gắp thành công dị vật là con vắt dài 7 cm ra khỏi khoang mũi của một bệnh nhân.

Chiều 18.1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết đã gắp thành công dị vật là con vắt sống trong khoang mũi của một bệnh nhân.

Các bác sĩ đã gắp con vắt ra khoang mũi của bệnh nhân. Ảnh: TRANG ANH

Các bác sĩ đã gắp con vắt ra khoang mũi của bệnh nhân. Ảnh: TRANG ANH

Người bệnh là bà V.T.B (ở xã Rờ Kơi, H.Sa Thầy, Kon Tum). Thời gian qua, bà B. thường xuyên bị chảy máu mũi bên phải, cảm giác khó chịu bên trong mũi. Sau đó, bà B. đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum khám bệnh.

Tại đây, các bác sĩ thực hiện nội soi và phát hiện dị vật là một con vắt sống có chiều dài khoảng 7 cm trong khoang mũi của bà B. Sau đó, các bác sĩ đã gắp con vắt ra khỏi mũi bệnh nhân.

Bà V.T.B cho hay, trong lúc đi làm rẫy, vì trời quá nóng, bà B. thường lấy khăn thấm nước suối để lau mặt. Không rõ con vắt đã chui vào mũi từ lúc nào. Mấy ngày qua, khi phát hiện máu đông xuất hiện trong mũi, quá lo lắng nên bà đến bệnh viện thăm khám.

Trường hợp bị vắt chui vào đường thở thường gặp ở khoa Tai mũi họng Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh ngay khi có các dấu hiệu như: nhột, ngứa, chảy nước mũi, đau đớn, khó thở, chảy máu… cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện kịp thời. Nếu phát hiện chậm trễ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn tính do bị vắt hút. Đặc biệt, trong quá trình vắt hút máu tiết ra chất chống đông máu, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Vắt là loài vật thường xuất hiện ở các vùng núi, có trong nước ở suối, rừng... Thời gian đầu, vắt có kích thước rất bé, mắt thường khó phát hiện. Vì vậy, các bác sĩ cảnh báo người dân khi đi rừng, suối không nên rửa mặt, uống nước suối, cẩn thận tắm suối.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.