Gạo Việt Nam thua gạo Campuchia vì... phân bón?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 
Gạo Việt Nam đã xuất khẩu trên 20 năm nhưng chưa đạt thương hiệu quốc tế trong khi Campuchia ba lần trình làng đều được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới vì họ nghiêm ngặt quy trình sử dụng phân bón hữu cơ, không tác động của hóa chất sinh trưởng cho cây trồng.
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Đình Hạc Thúy, Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam cho biết tại hội nghị Thúc đẩy sản xuất, sử dụng và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ do Bộ NN-PTNT tổ chức sáng 28-8.
Cụ thể, theo ông Thúy, lượng phân bón đổ xuống đồng ruộng ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua vào khoảng hơn 165 triệu tấn với đủ các loại, nhưng chủ yếu là phân bón hóa học. Vài năm trở đây của thế kỷ XX, phong trào sản xuất nông nghiệp hàng hóa khiến nông dân đua nhau dùng phân bón hóa học càng làm cho đất bị suy thoái, chai hóa trầm trọng.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. Ảnh: AH
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. Ảnh: AH
"Các công trình nghiên cứu của FAO, WHO cho biết chưa có một loại phân bón hóa học nào dùng đúng trong nông nghiệp mà không gây độc hại cho con người, ô nhiễm môi trường... Nhiều loại cây bị đột biến gen, làm thay đổi cơ chế di truyền, làm giảm phẩm chất độ thơm ngon của nông sản", ông Thúy cho biết.
Khía cạnh khác, ông Thúy cho rằng trên thế giới, các nước nhập khẩu nông sản đã bắt đầu kiểm tra rất nghiêm ngặt chất lượng các mặt hàng nông sản. Đặc biệt, họ quan tâm đến tồn dư các loại chất kháng sinh, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng và hàm lượng các kim loại nặng trong nông sản.
"Khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO thì vấn đề thuế quan không phải là điều trở ngại mà trở ngại chính là hàm lượng tồn dư các chất kể trên", ông Thúy cho hay.
Gạo Việt Nam đã xuất khẩu trên 20 năm nhưng chưa đạt thương quốc tế trong khi Campuchia ba lần được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới vì họ nghiêm ngặt quy trình sử dụng phân bón hữu cơ, không tác động của hóa chất sinh trưởng cho cây trồng.
Chính vì vậy, việc chuyển hướng sang nông nghiệp hữu cơ là bước đi tất yếu, bền vững.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, tương lai nền nông nghiệp Việt Nam sẽ từng bước chuyển đổi theo hướng chất lượng, giá trị gia tăng cao theo chuỗi bền vững, từng bước hạn chế chạy theo số lượng và xuất khẩu thô nên vai trò của ngành nông nghiệp hữu cơ, vai trò của phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ sinh học đóng vai trò then chốt với nền nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.
Theo số liệu Bộ NN-PTNT công bố, hiện cả nước có 265 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 31,6% trong 838 nhà máy sản xuất phân bón và tăng gần 1,47 lần so với số lượng 180 nhà máy năm 2017.
Tính đến tháng 6-2019, số lượng phân bón hữu cơ được công nhận lưu hành ở Việt Nam là xấp xỉ 2.500 sản phẩm, tăng lên 3,5 lần so thời điểm tháng 12/2017, tăng nhanh hơn so với số lượng phân bón vô cơ được công nhận ở cùng thời điểm.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,2 triệu tấn, cao hơn 200 nghìn tấn so với tổng sản lượng sản xuất cả năm 2017.
An Hiền (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.