Gần 1,5 triệu đô cho hai tác phẩm của họa sĩ Thang Trần Phềnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tối 4-10 (theo giờ Pháp), hai tác phẩm "Chơi bài" và "Xem bói" của cố họa sĩ Việt Nam Thang Trần Phềnh đã được gõ búa với mức giá gần 1,5 triệu đô.
 


Cụ thể, trong phiên Indochine - Chapitre 14 của Lynda Trouvé, Trung tâm đấu giá Drouot ở Paris - Pháp, tác phẩm "Chơi bài" đã được bán với giá 600.000 euro (sau phí là 780.000 euro, xấp xỉ 18,5 tỉ đồng) và tác phẩm "Xem bói" là  550.00 euro (sau phí là 715.000 euro, xấp xỉ 17 tỉ đồng). Hai bức họa này ban đầu được ước tính bán ra với mức giá từ 30.000 đến 50.000 euro (hơn 730 triệu đến khoảng 1,2 tỉ đồng).

Giới sưu tập thích thú và nhận định đây là các bức tranh lụa hiếm hoi của cố họa sĩ, mang giá trị cao.

Nhà đấu giá Lynda Trouvé thông tin đây là hai bức tranh lụa từng thuộc bộ sưu tập của phóng viên Léopold de Stabenrath, từng ở Hà Nội giai đoạn 1975-1997. Do sự tác động của thời gian nên tranh bị nấm mốc, hao mòn nhẹ. 

 

 Bức
Bức "Xem bói" ra đời khoảng năm 1931-1932


Tác phấm "Xem bói" vẽ ba người đang ngồi quây lại bên chiếc bục gỗ, một chiếc dĩa trống và  hương đang cháy nghi ngút. Người đàn ông cầm dĩa phỏng theo phong thái trông như đang hành nghề thầy bói. Phần chữ Hán góc trên cùng bên trái được dịch là: Phụ nữ lai bốc vấn; Cốc (khán?) tử bái càn khôn / 婦女來卜問 - 谷(看?)子拜乾坤, (Phụ nữ xem vận mệnh/ Thầy bói lạy càn khôn). Triện: Đạt Siêu, là "tự" của Thang Trần Phềnh.

 

Bức
Bức "Chơi bài" sáng tác khoảng năm 1931-1932



"Chơi bài" có phần chữ Nôm (góc trên cùng tay trái) đã được nhà nghiên cứu Châu Hải Đường cho biết từ hôm Lynda Trouvé vừa đăng bán, đọc là: "Ngày xuân thong thả đánh bài chơi / Ai được ai thua cũng chớ cười". Tổng thể bức tranh là nhóm 5 người trong trang phục truyền thống đang chơi bài.


Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi, ban đầu nhà đấu giá đề tên tác giả là Trần Bình Lộc dựa theo chữ ký Trần Bình ở góc trái. Trước phiên đấu giá diễn ra, Sébastien của nhà Lynda Trouvé đã cám ơn ông Ngô Kim Khôi về tài liệu liên quan đến hai tác phẩm kể trên được ông giới thiệu trong cuốn "Thang Trần Phềnh" (NXB Mỹ Thuật, 2018, trang 28, phần I) để kịp thời chỉnh sửa thông tin về tác giả. Trong phần giới thiệu tranh trên website, nhà đấu giá cũng đã đính chính về lỗi sai này.


 

 Nhà đấu giá Lynda Trouvé giới thiệu về tác giả Thang Trần Phềnh.
Nhà đấu giá Lynda Trouvé giới thiệu về tác giả Thang Trần Phềnh.
Họa sĩ Thang Trần Phềnh lúc trẻ (1895-1973)
Họa sĩ Thang Trần Phềnh lúc trẻ (1895-1973)


Thang Trần Phềnh (tức Trần Văn Bình, tự Đạt Siêu) có bố đẻ là ông Thang Thọ Ký người lai Trung Quốc, mẹ là Lê Thị Ngát người Việt Nam.

Ông nổi danh từ khi chưa vào học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và được xem là một trong những viên gạch đầu tiên tạo nền móng mỹ thuật Việt Nam cận đại. Đồng thời, họa sĩ cũng đóng vai trò là “người khai mở” và có đóng góp lớn cho mỹ thuật sân khấu Việt Nam.

Theo một số tài liệu đã được công bố, khá nhiều tác phẩm của Thang Trần Phềnh sau đó đã được gửi sang triển lãm và bán ở châu Âu. Hiện nay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang trưng bày 2 tác phẩm nổi tiếng của ông là “Phạm Ngũ Lão” (sơn dầu, 1923) và “Chân dung phụ nữ Lào” (sơn dầu, 1927).

Ngoài ra, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng là nơi lưu giữ khoảng 60 bức vẽ tĩnh vật, ký họa bằng mực nho, mực nước (phần lớn khổ 13x18 cm), chủ yếu được sáng tác trong giai đoạn từ 1947 đến 1955.

Theo Hà Giang NĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.