ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

5aln35m4.png
Cặp vệ tinh Proba-3 tạo ra nhật thực nhân tạo định kỳ. (Ảnh: ESA).

Theo Space, ngày 5/12/2024, Proba-3 được Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) phóng từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan (Ấn Độ), gồm 2 vệ tinh. Trong đó, một vệ tinh đóng vai trò là "mặt trăng nhân tạo" có nhiệm vụ che khuất Mặt Trời, và một vệ tinh khác mang theo kính thiên văn ASPIICS, hướng trực tiếp vào vùng che khuất để quan sát.

Đến ngày 23/5 vừa qua, trong lần thử nghiệm bay đầu tiên, hai vệ tinh đã căn chỉnh với độ chính xác tới từng milimét ở khoảng cách 150 mét, từ đó tạo ra những hình ảnh rõ nét chưa từng có về vành nhật hoa của Mặt Trời.

Đến ngày 16/6, tại Triển lãm Hàng không Paris (Pháp), ESA đã cho công bố những bức ảnh quý giá này.

3qi9cr6m.png
Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Ảnh: ESA)

Kể từ tháng 3 vừa qua đến nay, Proba-3 đã tạo ra 10 lần nhật thực nhân tạo thành công, trong đó có một lần kéo dài tới 5 tiếng, điều không tưởng nếu so với nhật thực tự nhiên vốn chỉ diễn ra trong vài phút.

Trưởng nhóm nghiên cứu - nhà khoa học Andrei Zhukov thuộc Đài Thiên văn Hoàng gia Bỉ - cho biết ông và các cộng sự đã rất bất ngờ khi những bức ảnh đầu tiên về vành nhật hoa, không cần xử lý kỹ thuật số phức tạp, vẫn thể hiện rõ chi tiết.

Chúng tôi gần như không tin vào mắt mình. Ngay từ lần thử đầu tiên đã thành công. Thật kỳ diệu!” - Trưởng nhóm nghiên cứu - nhà khoa học Andrei Zhukov.

Cũng theo ông Andrei Zhukov, hình ảnh mà Proba-3 gửi về không chỉ cho thấy cấu trúc chi tiết của vành nhật hoa, mà còn ghi nhận được các vết lồi lạnh. Đây là hiện tượng plasma lạnh có nhiệt độ khoảng 10.000 độ C nổi bật giữa nền plasma nóng hàng triệu độ.

Đó cũng là những đặc điểm chỉ quan sát được trong nhật thực toàn phần, và giờ đây có thể được nghiên cứu thường xuyên hơn nhờ Proba-3.

g8cv6i9a.png
Cách thức tạo "nhật thực nhân tạo" của sứ mệnh Proba-3 (Ảnh: ESA).

Trên thực tế, ý tưởng tạo nhật thực nhân tạo đã từng được hiện thực hóa lần đầu tiên vào năm 1975 trong Dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz giữa Mỹ và Liên Xô. Tuy nhiên, điều kiện công nghệ thời điểm đó còn hạn chế và hình ảnh thu được rất khiêm tốn.

Với Proba-3, lần đầu tiên con người có thể tạo ra nhật thực nhân tạo định kỳ, ước tính diễn ra chỉ sau 19,6 giờ quỹ đạo, thay vì phải chờ đợi trung bình hơn 360 năm để chứng kiến một nhật thực toàn phần tại một địa điểm cụ thể trên Trái Đất.

Việc nghiên cứu sâu hơn về vành nhật hoa được coi là chìa khóa để dự báo thời tiết không gian, một lĩnh vực ngày càng ảnh hưởng đến hạ tầng hiện đại toàn cầu.

Vành nhật hoa từ lâu được coi là phần bí ẩn nhất của Mặt Trời. Dù nằm ở rìa ngoài, nhưng nhiệt độ tại khu vực này lại cao hơn gấp hàng trăm lần so với bề mặt Mặt Trời và đến nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được hiện tượng này.

Đây cũng là nơi xuất phát của những vụ phun trào vật chất nhật hoa (CME) – các đợt giải phóng plasma và từ trường có thể tác động mạnh đến Trái Đất, gây ra bão từ, làm gián đoạn lưới điện, tín hiệu định vị, thông tin liên lạc và thậm chí tạo cực quang ở cả vùng nhiệt đới.

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

Hoàn thành triển khai Bệnh án điện tử, kết nối dữ liệu y tế quốc gia KIOS thông minh

(GLO)- Đến ngày 30-6, toàn bộ các cơ sở khám-chữa bệnh công lập thuộc tỉnh Bình Định (cũ) đã hoàn thành 3 nhiệm vụ trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế gồm: lắp đặt KIOS thông minh, triển khai bệnh án điện tử và kết nối thành công với hệ thống điều phối dữ liệu y tế quốc gia.

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

Sáng tạo bắt đầu từ mỗi chi tiết máy

(GLO)- Giữa công xưởng sản xuất Công ty TNHH Mountech-Chi nhánh Bình Định (hoạt động trên lĩnh vực may mặc ở phường Bình Định, tỉnh Gia Lai), những công nhân kỹ thuật như anh Võ Sỹ Hậu và anh Lê Xuân Cảnh đã lặng lẽ cống hiến bằng những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn.

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Truyền cảm hứng khoa học cho thế hệ trẻ

Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế “Từ Mê Kông đến Đại dương: Kết nối thế hệ trẻ của các Trường trung học thuộc khối Label France Education” tổ chức tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) sáng 30.6, 70 học sinh đến từ các trường THPT khối Label France Education thuộc 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam có cơ hội giao lưu trực tiếp với GS Duncan Haldane

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

Gần 40 nhà khoa học quốc tế dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử

(BĐ) - Sáng 30.6, gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ đến từ 10 quốc gia trên thế giới dự khai mạc Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử, do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức.
Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

Giáo sư Nobel Vật lý Duncan Haldane lần thứ hai đến Bình Định

(BĐ) - Chiều 29.6, GS Duncan Handale (ĐH Princeton, Mỹ), người từng đoạt Giải Nobel Vật lý năm 2016, đã có mặt tại Bình Định để dự Trường học nâng cao về vật liệu tô pô lượng tử - sự kiện do Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp với Trung tâm Vật lý lý thuyết Châu Á Thái Bình Dương tổ chức

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

Hội nghị quốc tế các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation

(BĐ) - Ngày 29.6, Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam và Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, TP Quy Nhơn) phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khai mạc Hội nghị quốc tế Từ Mê Kông đến đại dương - kết nối thế hệ trẻ của các trường trung học thuộc khối LabelFrancÉducation.
Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong chính quyền hai cấp

Bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong chính quyền hai cấp

(BĐ) - Chiều 27.6, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương nhằm rà soát tiến độ triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số, bảo đảm kết nối liên thông, đồng bộ hệ thống thông tin phục vụ vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1.7.2025.
null