Bức ảnh đầu tiên chụp cực Nam của Mặt Trời từ tàu vũ trụ Solar Orbiter

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông qua thiết bị trên tàu vũ trụ Solar Orbiter, các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh đầu tiên của cực Nam Mặt Trời, một khu vực thường bị che khuất, vào tháng 3/2025. Những tấm hình hiếm hoi này vừa được Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) công bố.

vne-pole-1749701494-5677-1749701.jpg
Ảnh chụp cực Nam Mặt Trời của tàu Solar Orbiter. (Ảnh: ESA)

Hình ảnh mới từ tàu Solar Orbiter của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) chụp gần cực Nam của Mặt Trời vào ngày 23/3 vừa được công bố, cho thấy cảnh tượng chưa tàu vũ trụ nào ghi lại trước đây, bởi khu vực này thường bị che khuất khỏi mọi hành tinh và vệ tinh hiện đại trong hệ mặt trời.

Trong khi Trái Đất và các hành tinh khác quay tương đối trên một mặt phẳng vô hình, nằm ngang đường xích đạo của Mặt Trời, thì tàu Solar Orbiter đã dành vài tháng qua để nghiêng quỹ đạo của nó tới 17 độ, dưới đường xích đạo và quan sát được cực Nam bí ẩn lần đầu tiên.

aa1gw01t.jpg
Ba thiết bị chụp cực Nam của Mặt Trời. (Ảnh: ESA)

Tàu quỹ đạo Mặt trời Solar Orbiter sử dụng ba thiết bị để chụp ảnh, mỗi thiết bị quan sát Mặt Trời theo một góc độ khác nhau.

Kết quả là bức tranh dữ liệu đầy màu sắc, giúp theo dõi những rối loạn phức tạp của từ trường Mặt Trời khi nó chuẩn bị đảo chiều và chuyển động tốc độ cao.

Theo ESA, sự rối loạn từ trường này là hiện tượng tạm thời cho thấy từ trường của Mặt Trời sắp đảo chiều. Đó là chu kỳ hoạt động 11 năm một lần của Mặt Trời. Sự đảo chiều từ trường đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ cực đại khi Mặt Trời hoạt động mạnh và bắt đầu chuyển sang trạng thái tương đối ổn định của giai đoạn cực tiểu, bắt đầu trong khoảng 5-6 năm tới.

'Chúng tôi không biết chính xác điều gì sẽ xảy ra từ những quan sát đầu tiên này. Các cực của Mặt Trời thực sự là vùng đất chưa được khám phá.'

Tiến sĩ Sami Solanki, thuộc Viện nghiên cứu Hệ mặt trời Max Planck.

c4bj5f9b.png
Một số góc nhìn về cực Nam Mặt Trời được tàu Solar Orbiter vào tháng 3/2025. (Ảnh: ESA)

Tàu Solar Orbiter sẽ có thêm nhiều cơ hội để kiểm tra dự đoán trên trong thời gian tới. Phần lớn dữ liệu từ những hình ảnh đầu tiên vẫn cần được phân tích, với toàn bộ tập dữ liệu dự kiến ​​sẽ được đưa trở lại Trái Đất vào tháng 10 năm nay.

Nhờ lực hấp dẫn sao Kim, Solar Orbiter sẽ tiếp tục nghiêng quỹ đạo xa hơn khỏi xích đạo mặt trời, đạt độ nghiêng 24 độ vào tháng 12/2026 và 33 độ vào tháng 6/2029. Góc quan sát ngày càng nghiêng sẽ giúp quan sát các cực Mặt Trời chi tiết hơn, tăng cường kiến thức của loài người về từ trường, gió và hoạt động của Mặt Trời.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

Gia Lai: Phấn đấu 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số trong năm 2025

(GLO)- Ngày 26-6, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch số 1931/KH-UBND triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh đề ra mục tiêu có 100% học sinh trung học và sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu, sáng tạo trong năm 2025.

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Krông Pa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa đã triển khai các điểm hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin. Bước đầu các điểm hỗ trợ đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

(GLO)- Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.

null