Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

zhoa02yd.png
Bức tranh sơn dầu thế kỷ 15 bị hư hỏng được phục chế mà không làm thay đổi bản gốc.
(Ảnh: Smithsonian magazine)

Các nhà khoa học Mỹ vừa thử nghiệm kỹ thuật mới trên một bức tranh sơn dầu thế kỷ 15 bị hư hỏng nặng bằng phương pháp mặt nạ kỹ thuật số - một bước tiến công nghệ giúp phục chế tranh cổ nhanh hơn, chính xác hơn - mà không làm thay đổi bản gốc.

Theo Mit News, phục chế tác phẩm nghệ thuật là một công việc có yêu cầu rất cao, đòi hỏi đôi tay vững vàng và đôi mắt tinh tường. Trong nhiều thế kỷ, các bức tranh cổ được phục chế bằng cách xác định các điểm cần sửa chữa, sau đó pha màu thật chính xác để tô vào từng khu vực tại một thời điểm. Thông thường, một bức tranh có thể có hàng nghìn vùng nhỏ cần được sửa chi tiết. Việc phục chế một bức tranh có thể mất từ ​​vài tuần, vài tháng, thậm chí có tác phẩm phải mất hơn một thập kỷ.

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Video: Mit News)

Bức tranh từ thế kỷ 15 vừa được các nhà nghiên cứu thử nghiệm phương pháp mặt nạ in kỹ thuật số để sửa chữa những hình ảnh bị hỏng. Thay vì mất nhiều thời gian để vệ sinh, phân tích và chỉnh sửa, quá trình này chỉ mất 3 tiếng rưỡi. Phương pháp này hoạt động bằng cách tái tạo kỹ thuật số các phần bị mất của bức tranh, sau đó in lên một tấm ép với màu sắc chính xác. Mặt nạ in được đặt trực tiếp lên tác phẩm nghệ thuật bị hỏng, khôi phục hình ảnh mà không làm thay đổi bản gốc. Quy trình này sử dụng hơn 57.000 màu độc đáo và phủ hơn 66.000 mm vuông.

vumfzp0w.png
Bức tranh được phục chế với mặt nạ laminate. (Ảnh: Franetic)

Hiện tại, phương pháp này đang có hiệu quả với các bức tranh có bề mặt nhẵn, được phủ vecni. Các chuyên gia cho rằng, phương pháp này có thể giúp các bảo tàng khôi phục nhiều tác phẩm hơn. Đồng thời, hy vọng quá trình phục chế vật lý kết hợp với công nghệ kỹ thuật số, sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho công tác bảo tồn nghệ thuật tương lai./.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

null