ECMO 'di động' cứu bệnh nhân ngưng tim, ngưng tuần hoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tận dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) trong cấp cứu bệnh nhân ngưng tim, ngưng tuần hoàn, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đã và đang dịch chuyển dần hệ thống ECMO ra ngoài phạm vi khu vực hồi sức tích cực và cả ngoại viện, để tăng cơ hội cứu sống bệnh nhân ngưng tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân.
ECMO (trao đổi ô xy qua màng ngoài cơ thể, hay còn gọi là tim phổi nhân tạo) là phương pháp y khoa kỹ thuật cao hỗ trợ sự tuần hoàn và hô hấp khi tim hoặc phổi đều đột ngột ngưng hoạt động (do nhiễm vi rút, bệnh lý…). Kỹ thuật ECMO có thể thay thế tim hoặc phổi hoạt động trong một thời gian ngắn để duy trì sự sống của não bộ, hệ thần kinh, trong khi chờ tim, phổi được cấp cứu, điều trị để có thể hoạt động trở lại. Hiện tại, ECMO “di động” của Bệnh viện (BV) Đà Nẵng, bao gồm đội ngũ nhân lực 24/7 và máy ECMO lưu động, đã tăng cơ hội cứu sống những bệnh nhân (BN) ngưng tim, ngưng tuần hoàn, giành giật thời gian cấp cứu BN ngay cả khi BN chưa được đưa về đến BV…
Mới đây, đường dây nóng của BV Đà Nẵng nhận thông tin BN H.T.T (45 tuổi, quê Quảng Nam) chuyển đến trong tình trạng được nhồi ép tim liên tục, do ngưng tuần hoàn chưa rõ nguyên nhân, nghi do viêm cơ tim, tổn thương đa phủ tạng với hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Ngay lập tức, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt, ê kíp bác sĩ (BS) sẵn sàng thực hiện kỹ thuật ECMO tại khu vực cấp cứu cho BN.
 
Với ECMO “di động”, bệnh nhân được trao đổi ô xy màng ngoài cơ thể cho đến khi về đến Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: D.X
Với ECMO “di động”, bệnh nhân được trao đổi ô xy màng ngoài cơ thể cho đến khi về đến Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: D.X
Suốt hơn 1 tháng, BN được điều trị tích cực bằng thuốc an thần, thở máy qua nội khí quản, lọc máu liên tục… trong tình trạng phức tạp, nhiều biến chứng, rối loạn đông máu nặng, tổn thương đa cơ quan với nhiều nguy cơ tử vong. Hiện tại, BN đã được cứu sống và hồi phục ngoạn mục mà không có di chứng kèm theo.
Trong thời gian tới, BV Đà Nẵng sẽ tăng cường thực hiện kỹ thuật ECMO ngoài BV và tại những BV lân cận trong các trường hợp khẩn cấp.
BS Hà Sơn Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng
BS Hà Sơn Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, cho biết trường hợp BN T. là ca bệnh đặc biệt được cứu sống, như một kỳ tích đối với người bệnh cũng như những BS tham gia điều trị. “Bình thường kỹ thuật ECMO được tiến hành tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, tình trạng rất khẩn cấp, bắt buộc phải di chuyển cả ê kíp ECMO “di động” đến khu vực cấp cứu, kịp thời giữ lại sự sống cho BN”, BS Bình nói. “Trong thời gian tới, BV Đà Nẵng sẽ tăng cường thực hiện kỹ thuật ECMO ngoài BV và tại những BV lân cận trong các trường hợp khẩn cấp”, BS Bình nhấn mạnh.
TS-BS Lê Đức Nhân, Giám đốc BV Đà Nẵng, cho biết ê kíp ECMO “di động” sẽ ngay lập tức lên đường tiếp cận BN khi có tín hiệu “cấp cứu” từ mạng lưới cấp cứu tuyến dưới. Trên xe cấp cứu có ê kíp ECMO “di động” trang bị đầy đủ hệ thống máy thở di động, phương tiện hồi sinh tim phổi, tạo nhịp tạm thời qua da, ê kíp phẫu thuật và chạy máy ECMO ngay trên xe.
Ngay khi BN lên xe sẽ được các BS thiết lập đường truyền mạch máu, kết nối thực hiện ECMO tại chỗ. Theo BS Nhân, nỗ lực này duy trì khi chuyển BN về BV vẫn duy trì được tuần hoàn, đủ thời gian để cứu sống BN, giảm thấp nhất tình trạng chết não, suy giảm các tế bào não, hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng và đảm bảo chất lượng cuộc sống của BN về sau…
Theo An Dy (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.