Đừng tiêm silicon không rõ nguồn gốc vào cơ thể!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 2 tháng bơm silicon vào mông để cải thiện vòng ba, bệnh nhân N.T.T (25 tuổi, ở Hà Nội) bị nhiễm trùng, phải vào Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt - Bệnh viện E (Hà Nội) điều trị.
Các bác sĩ phẫu thuật rất khó khăn để lấy ra các hạt silicon nhỏ
Các bác sĩ phẫu thuật rất khó khăn để lấy ra các hạt silicon nhỏ
Bệnh nhân cho biết do luôn cảm thấy mất tự tin vì vòng ba “khiêm tốn” nên thường phải sử dụng quần độn mông.
“Cách đây 2 tháng, tôi đã tiêm một chất lỏng trong suốt tại nhà. Người tiêm không có chuyên môn về thẩm mỹ, tôi biết qua người quen giới thiệu. Chất lỏng đó tôi nghe nói là silicon nhưng cũng không rõ nơi sản xuất”, chị N.T.T thuật lại.
Không đơn giản là bơm vào rồi lấy ra!
Theo lời bệnh nhân, sau khi bơm silicon, vòng ba cải thiện rõ rệt nhưng sau đó bệnh nhân cảm thấy vùng mông đau và có biểu hiện sưng tấy. Khi gọi điện thoại cho người tiêm bày tỏ lo ngại thì bệnh nhân được tư vấn: “Hiện tượng sưng, đau ở vùng được tiêm là phản ứng thông thường, sau 1 - 2 ngày sẽ hết”.
Tuy nhiên, các triệu chứng đó không hề thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn, sưng to hơn, bệnh nhân đau đến mức không thể ngồi, thậm chí ngủ phải nằm sấp, do vậy đã quyết định đến khám tại Bệnh viện E.
Th.S-BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt - Bệnh viện E, cho biết: Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có 2 khối áp xe đang nhiễm trùng, sưng, tấy đỏ ở mông. Qua kết quả khám, chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ thấy 2 khối dịch lớn có tính chất trong suốt, kèm theo rất nhiều hạt nhỏ rải rác khắp 2 bên mông bệnh nhân. Hình ảnh điển hình dựng lại trên cộng hưởng từ là hình ảnh các hạt silicon trắng xóa như mưa sao băng, chẩn đoán bệnh nhân bị viêm nhiễm do phản ứng của silicon gây ra.
“Các bác sĩ phải tiến hành vét hết silicon đã bơm vào và loại bỏ phần viêm nhiễm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị biến dạng vòng ba, không thể trở lại như trước. Bệnh nhân có thể làm phẫu thuật tạo hình vòng ba nhưng chi phí rất tốn kém. Ngay cả việc lấy silicon ra cũng rất khó khăn, do nó đã kết thành những hạt nhỏ rải rác tại vùng tiêm”, Th.S Minh nói thêm.
Biến chứng nguy hiểm
"Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị biến dạng vòng ba, không thể trở lại như trước. Bệnh nhân có thể làm phẫu thuật tạo hình vòng ba nhưng chi phí rất tốn kém. Ngay cả việc lấy silicon ra cũng rất khó khăn, do nó đã kết thành những hạt nhỏ rải rác tại vùng tiêm"-Th.S-BS Nguyễn Đình Minh (Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt - Bệnh viện E)

Th.S Minh cảnh báo: “Việc tự bơm silicon lỏng vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể để làm đẹp là rất nguy hiểm. Nguy cơ biến chứng gây liệt hoặc tử vong rất cao. Đặc biệt việc tiêm chất làm đầy vào ngực và mông với số lượng lớn thì hầu hết là tiêm silicon công nghiệp dạng lỏng, như trường hợp bệnh nhân N.T.T là một điển hình”.
Bác sĩ cũng khuyến cáo: Để tránh biến chứng nguy hiểm, mọi người khi có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ cần đến các cơ sở y tế có chuyên ngành về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ như khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, để được tư vấn và phẫu thuật.
Hiện có nhiều phương pháp thực hiện cho chị em lựa chọn như bơm mỡ tự thân hoặc sử dụng túi độn mông chuyên dụng. Trong đó, phẫu thuật nâng mông bằng mỡ tự thân khá an toàn, cho kết quả đẹp tự nhiên.
Tuy nhiên, bệnh nhân phải có đủ lượng mỡ để bơm lên khu vực này và chúng sẽ tiêu giảm theo thời gian. Đôi khi các bác sĩ kết hợp túi độn mông được đặt vào cùng lúc với việc hút và cấy mỡ để đạt được thể tích mong muốn và cho hình dáng mềm mại tự nhiên hơn. Hoặc có thể sử dụng túi chứa silicon y học cho vùng mông (túi độn mông thường có dạng ô van hoặc giọt nước) được cấp phép lưu hành tại VN… Đường sẹo phẫu thuật đặt túi nâng mông được giấu giữa rãnh liên mông nên đảm bảo thẩm mỹ. Chi phí một ca phẫu thuật khoảng từ 40 - 50 triệu đồng.
Nam Sơn (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.