Đức Cơ: Trồng đậu phộng trên đất lúa bị hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã tích cực triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng lúa bị hạn nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong số này, mô hình trồng đậu phộng tại xã Ia Kriêng mở ra nhiều triển vọng.
Cuối năm 2018, xã Ia Kriêng được huyện Đức Cơ lựa chọn để triển khai thí điểm mô hình trồng đậu phộng trên diện tích đất lúa kém hiệu quả. Mô hình được thực hiện tại cánh đồng làng Pnuk có quy mô 1 ha với 5 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia (mỗi hộ 2 sào), tổng kinh phí thực hiện là 52 triệu đồng. Khi tham gia mô hình, người dân được tập huấn về quy trình trồng, chăm sóc và được cấp giống, phân bón.
 Anh Rơ Mah Bri (làng Pnuk, xã Ia Kriêng) chăm sóc ruộng đậu phộng. Ảnh: P.N
Anh Rơ Mah Bri (làng Pnuk, xã Ia Kriêng) chăm sóc ruộng đậu phộng. Ảnh: P.N
Ông Mai Ngọc Lan-cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Đức Cơ-cho biết: “Hàng tuần, Trung tâm cử cán bộ kỹ thuật xuống hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây đậu phộng. Đến nay, cây đậu phộng sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh gây hại. Hơn 1 tháng nữa, diện tích này sẽ cho thu hoạch”.
Gia đình anh Rơ Mah Bri (làng Pnuk) là một trong 5 hộ tham gia mô hình trồng đậu phộng. Những ngày này, anh Bri đang vun gốc cho những luống đậu phộng đã lên xanh tốt. Trước kia, gia đình anh trồng lúa trên diện tích đất này nhưng thường xuyên bị thiếu nước nên năng suất không cao. Khi tham gia mô hình trồng đậu phộng, anh cũng như các hộ dân khác đã thấy rõ những ưu điểm so với trồng lúa như: tốn ít nước tưới hơn, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh. Gia đình anh cũng áp dụng phương pháp tưới phun mưa để tiết kiệm nguồn nước, vừa chăm sóc cây đậu phộng tốt hơn. Tương tự, anh Ksor Khuyn (làng Pnuk) cũng cho biết: “Từ khi trồng đến nay, tôi thấy cây đậu phộng không cần tưới nhiều nước, chịu được hạn, chăm sóc đơn giản, ít tốn công. Tôi thấy rất yên tâm và phấn khởi vì đã tham gia mô hình này”.
Trao đổi với P.V, ông Rơ Mah Tý-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Kriêng-cho biết: Qua khảo sát, xã Ia Kriêng hiện có gần 5 ha đất nông nghiệp không có khả năng sản xuất lúa nước. Diện tích này tập trung chủ yếu ở cánh đồng làng Pnuk. Ngoài 1 ha đã được thí điểm để chuyển đổi sang trồng đậu phộng, đối với những diện tích đất kém hiệu quả còn lại, người dân cũng mong muốn được các cơ quan chức năng của huyện hướng dẫn để chuyển đổi sang trồng các loại cây phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây lúa nước. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn nông sản dồi dào mà còn cải thiện nguồn dinh dưỡng trong đất, tiết kiệm được nguồn nước tưới trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.
Cũng theo ông Rơ Mah Tý, mô hình trồng đậu phộng trên diện tích lúa thường xuyên bị hạn của địa phương mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. “Thời gian tới, xã mong muốn các ngành chức năng của huyện thường xuyên quan tâm, khảo sát vùng đất bị hạn hoặc bạc màu để chuyển đổi cây trồng, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân”-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Kriêng nói.
 PHẠM NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).