Đưa thứ cây ra trái như trứng ốc về trồng, đổi đời vì ai ăn cũng mê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Chẳng cần đến Đà Lạt xa xôi, tại miền Tây hiện đã có một vườn dâu tằm khiến nhiều người mê mẩn.

 

Tọa lạc tại cù lao An Thạnh, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, vườn dâu tằm đã trở thành điểm tham quan được nhiều bạn trẻ trong và ngoài tỉnh yêu thích.

Chủ nhân của vườn dâu tằm này là anh Lê Minh Tuấn, vốn một kỹ sư điện ở huyện Chợ Mới. Trong một dịp tình cờ đến thăm vườn dâu tằm của người thân, thấy loại cây này cho trái sai, lại có màu tím đỏ vô cùng bắt mắt nên anh Tuấn đã bị thu hút.

Dù có xuất xứ từ xứ lạnh, nhưng khi trồng tại miền Tây thì cây lại sinh trưởng và phát triển tốt, cho trái nhiều. Thấy vậy, năm 2018 anh Tuấn mua 50 cây dâu tằm 2 năm tuổi về trồng trên vùng đất cồn.

 


 

Bị thu hút bởi những trái dâu tằm chín đỏ bắt mắt, anh Tuấn đã mạnh dạn gây dựng một vườn dâu tằm độc nhất ở miền Tây. Ảnh: M.A.
Bị thu hút bởi những trái dâu tằm chín đỏ bắt mắt, anh Tuấn đã mạnh dạn gây dựng một vườn dâu tằm độc nhất ở miền Tây. Ảnh: M.A.



Anh Tuấn chia sẻ: “Loại cây này nó ở xứ lạnh nhưng về miền Tây, cậu tôi trồng trên đất đồng thì cho trái rất nhiều. Mình nghĩ đất đồng trồng được thì đất cồn trồng cũng có thể được. Từ đó tôi quyết định mua về trồng. Ban đầu khi trồng cây này, bà con xung quanh ngỡ ngàng lắm, bởi cách chăm sóc ra sao, cho trái như thế nào rồi tiêu thụ vẫn còn rất mù mờ”.

Sau thời gian chăm sóc, đúc kết từ thực tế, theo anh Tuấn, cây dâu tằm dễ trồng, hầu như ít sâu bệnh, ít tốn chi phí và nhẹ công chăm sóc. Đặc biệt, nếu biết chăm sóc, loại cây này có thể cho trái quanh năm, mỗi đợt cách nhau khoảng 2 tháng, chính vụ thường từ tháng 3 đến tháng 9.



 

 Theo anh Tuấn, cây dâu tằm trồng ở miền Tây cho trái sai. Ảnh: M.A.
Theo anh Tuấn, cây dâu tằm trồng ở miền Tây cho trái sai. Ảnh: M.A.



Cây dâu tằm được trồng bằng nhánh chiết hoặc giâm cành, sau 6 tháng cây bắt đầu cho trái, nhưng để có năng suất cao và ổn định phải cần từ 1 - 1,5 năm. Dâu tằm ra trái ở các nách lá, trái non có màu xanh, dần chuyển sang màu đỏ và chín sẽ có màu tím đen. Đặc biệt, cây dâu tằm càng thu hoạch đợt sau trái càng ra nhiều hơn.

“Thời gian đầu trồng, tôi để ý cây ra tượt non khoảng 5 tấc thì mình bấm đọt 1 lần, ra khoảng 5 tấc sau mình bấm đọt lần nữa, rồi tạo tán dày để cho trái đều. Thời gian xử lý cho trái cho tới khi có trái rộ là khoảng 1 tháng. 5 ngày đầu tôi bẻ hạn chế, khoảng 0,5-1kg/cây, trở về sau 10 ngày tăng lên khoảng 1-1,5kg/cây, về sau nhiều dần lên. Trung bình có thể thu trái khoảng 20 ngày, bán tại vườn với giá 50.000đ/kg” - anh Tuấn cho hay.



 

Trung bình mỗi đợt, anh Tuấn có thể thu trái khoảng 20 ngày, bán tại vườn với giá 50.000đ/kg. Ảnh: M.A.
Trung bình mỗi đợt, anh Tuấn có thể thu trái khoảng 20 ngày, bán tại vườn với giá 50.000đ/kg. Ảnh: M.A.



Đối với mảnh vườn rộng trên 1ha trồng dâu tằm, anh Tuấn xử lý trái gối vụ nên hầu như lúc nào đến vườn du khách cũng có thể tham quan và thưởng thức những trái dâu chín mọng. Hiện nay, ngoài việc thu hoạch trái tươi để bán, anh Tuấn mở cửa để du khách gần xa đến tham quan.

Sở hữu màu sắc bắt mắt, cùng vị chua ngọt đặc trưng nên vườn dâu của anh dần được nhiều người biết đến, số lượng khách đến tham quan ngày một đông.


 

Nhiều du khách thích thú khi lần đầu được tự tay hái những trái dâu tằm chín mọng ở tại miền Tây. Ảnh: M.A.
Nhiều du khách thích thú khi lần đầu được tự tay hái những trái dâu tằm chín mọng ở tại miền Tây. Ảnh: M.A.



Chị Trần Kim Loan (ngụ quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), cho biết: “Khi tham quan vườn dâu ở đây, điều làm tôi ấn tượng là chủ rất thân thiện, tạo cho mình cảm giác thoải mái. Đặc biệt, khách tham quan vườn không cần phải trả phí”.

Đến với vườn dâu, bên cạnh việc được trực tiếp hái những trái dâu tươi, khách tham quan còn được thưởng thức các loại thức uống được làm từ quả dâu, với sự nhiệt tình và hiếu khách của chủ vườn.

 

http://http://danviet.vn/ngon-sach-la/dua-thu-cay-ra-trai-nhu-trung-oc-ve-trong-doi-doi-vi-ai-an-cung-me-1059452.html

Theo Mai Anh - Chúc Ly (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.