Đưa cán bộ HTX sang Nhật để nâng cao năng lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đề án thí điểm đưa thành viên HTXNN đi lao động nhằm nâng cao năng lực tại Nhật Bản được ra đời từ thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ...
Hướng đến phát triển 15.000 HTX, Liên hiệp HTX hoạt động có hiệu quả đến năm 2020, sẽ có 100 người chủ yếu là thành viên, cán bộ HTXNN được lựa chọn đi lao động tại Nhật Bản với các ngành nghề: Trồng rau, trồng hoa công nghệ cao; chế biến thực phẩm và nuôi trồng thủy sản.
Đây là bước khởi đầu thí điểm với mục tiêu nâng cao năng lực cho cán bộ HTXNN phục vụ nông nghiệp công nghệ cao.
Xã viên HTXNN Phước Hiệp sản xuất rau VietGAP
Xã viên HTXNN Phước Hiệp sản xuất rau VietGAP
Đề án thí điểm đưa thành viên HTXNN đi lao động nhằm nâng cao năng lực tại Nhật Bản được ra đời từ thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 HTX, Liên hiệp HTX hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” và Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 về tiếp tục tăng cường công tác triển khai thi hành Luật HTX năm 2012, trong đó giao Bộ NN-PTNT xây dựng đề án nâng cao trình độ quản lý sản xuất cho nguồn nhân lực phát triển HTXNN bằng nguồn vốn xã hội hóa nước ngoài.
Theo kế hoạch, đầu năm 2019, sẽ có 100 người là thành viên, cán bộ HTXNN, nguồn cán bộ bổ sung của các HTXNN, chủ trang trại, nông dân sản xuất giỏi, sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo ngành nông nghiệp có nhu cầu khởi nghiệp thành lập HTXNN; ưu tiên cho các thành viên và cán bộ HTXNN ứng dụng công nghệ cao theo kế hoạch của Bộ NN-PTNT. Trong đó, khu vực phía Bắc 70 người và khu vực phía Nam 30 người.
Những người được tuyển chọn nằm trong độ tuổi từ 18 - 35, có trình độ văn hóa thấp nhất là tốt nghiệp phổ thông trung học, ưu tiên cho những người có trình độ chuyên mô kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp, có trình độ từ cao đẳng trở lên và những người thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Nơi làm việc là các địa phương: Miyagi, Aomori, Iwate, Fukushima, Akita, Yamagata, Karoshima, Nagasaki, Nagano và Aichi. Đây là những nơi phát triển mạnh nghề trồng rau, hoa công nghệ cao, chế biến thực phẩm và các ngành nghề thủy sản có nhu cầu tuyển chọn lao động Việt Nam. Riêng thành viên các HTXNN đi làm việc ở Nhật Bản theo hình thức thực tập sinh kỹ năng với thời hạn 3 năm.
Những người đi lao động tại Nhật Bản sẽ được pháp luật của Việt Nam và pháp luật Nhật Bản bảo hộ; được đào tạo và học tập những kiến thức cơ bản để đáp ứng yêu cầu về cuộc sống và làm việc tại Nhật Bản; được hưởng các chế độ chính sách bảo hiểm, bảo hộ lao động theo quy định của Nhật Bản; hưởng chính sách theo quy định của Chính phủ Việt Nam; hưởng thu nhập và chế độ phúc lợi theo hợp đồng lao động ký với các chủ trang trại, HTX, doanh nghiệp nông nghiệp tại nước bạn.
Những người được tuyển chọn đi lao động tại Nhật Bản còn được hưởng các chính sách hỗ trợ như: Được vay vốn tín dụng và kinh phí hỗ trợ cho người nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Nhà nước; được Nhà nước hỗ trợ theo các chính sách về đào tạo nghề, đào tạo thành viên HTX, mỗi thành viên được hỗ trợ khoảng 4 triệu đồng từ nguồn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Sơ chế rau VietGAP tại HTXNN Phước Hiệp
Sơ chế rau VietGAP tại HTXNN Phước Hiệp

Nghe thông tin này, ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTXNN Phước Hiệp (huyện Tuy Phước, Bình Định), nơi đang sản xuất gần 6ha rau theo tiêu chuẩn VietGAP, rất phấn khởi: “HTX chúng tôi đang phát triển mạnh trồng rau VietGAP, nếu đợt này HTX có người được chọn tham gia đi làm việc tại Nhật Bản ở tỉnh trồng rau công nghệ cao thì còn gì bằng. Làm việc ở Nhật chúng tôi sẽ học tập được ở họ cách sản xuất rau tiên tiến, nhất là phương pháp quản lý, mang về áp dụng tại địa phương, chắc chắn sẽ vực dậy rau VietGAP của HTX”.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam, việc đưa cán bộ HTXNN đi lao động tại nước ngoài, trước mắt thí điểm tại Nhật Bản là rất cần thiết. Trong quá trình làm việc, những người lao động của Việt Nam sẽ được tiếp cận với công tác quản lý của các HTXNN, kinh nghiệm sản xuất của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cử cán bộ sang Nhật Bản khảo sát và nhận thấy nhiều HTX ở Nhật rất cần lao động. Thổ nhưỡng và điều kiện sản xuất của Nhật Bản cũng giống như ở Việt Nam. Cán bộ HTXNN của Việt Nam sang lao động ở Nhật Bản sẽ có điều kiện nâng cao kiến thức, tiếp cận công tác quản lý và học hỏi được kinh nghiệp sản xuất tiên tiến. Hơn nữa, đây là điều kiện để họ nhìn thấy thực tiễn sản xuất của nền nông nghiệp tiên tiến để học tập, mang về thực hành tại địa phương mình”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam.

Dương Lam (Nông nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.