Đồng thuận 6 điểm của Trung Quốc và Brazin để giải quyết xung đột Nga- Ukraine được Thụy Sỹ ủng hộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phóng viên TTXVN lời quan chức phụ trách truyền thông của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ Nicolas Bidault ngày 28/9, cho biết nước này hoan nghênh và ủng hộ sáng kiến hòa bình của Trung Quốc và Brazil trong việc giải quyết xung đột Ukraine vì dựa trên các giá trị của Liên hợp quốc (LHQ).

Nhà cửa tại Ukraine bị phá hủy do xung đột, ảnh AFP-TTXVN.jpg
Nhà cửa ở Ukraine bị phá hủy do xung đột. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo ông Bidault, Thụy Sĩ muốn trở thành cầu nối giữa phương Tây và miền Nam toàn cầu để đạt được hòa bình ở Ukraine, đồng thời cho biết thêm rằng quốc gia châu Âu này sẽ làm mọi cách để hỗ trợ các sáng kiến có thể mang lại hòa bình lâu dài cho Ukraine.

Bên cạnh đó, ông Bidault cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tham khảo Hiến chương LHQ trong bất kỳ sáng kiến hòa bình nào liên quan đến Ukraine, nhấn mạnh rằng điều này đã được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lưu ý trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ.

Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc, Brazil và các quốc gia khác ở Nam bán cầu có ý định tạo ra một nền tảng mở, với tên gọi là Những người bạn của hòa bình, để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Hồi tháng 6/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phản đối kế hoạch hòa bình 6 điểm ( “đồng thuận 6 điểm” ) do Trung Quốc và Brazil đề xuất nhằm chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.

“Đồng thuận 6 điểm” giữa Trung Quốc và Brazil gồm:

Tuân thủ “ba nguyên tắc” giảm leo thang tình hình (chiến trường không lan ra bên ngoài, chiến sự không leo thang và các bên không thêm dầu vào lửa);

Đối thoại và đàm phán là giải pháp khả thi duy nhất cho cuộc khủng hoảng Ukraine, cần tạo điều kiện để nối lại đối thoại trực tiếp, thúc đẩy hạ nhiệt tình hình, cho đến khi đạt được lệnh ngừng bắn toàn diện, cũng như tổ chức một hội nghị hòa bình quốc tế với sự tham gia của cả Nga và Ukraine;

Tăng cường viện trợ nhân đạo, tránh các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và các cơ sở dân sự;

Phản đối sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và sinh học;

Phản đối việc nhắm mục tiêu vào các nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở hạt nhân hòa bình khác;

Và thế giới không nên bị “chia thành các nhóm chính trị hoặc kinh tế biệt lập”.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là kế hoạch này không đề cập đến vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine hay yêu cầu Nga rút quân khỏi các khu vực phía Đông của Ukraine. Chính sự thiếu vắng điều này đã tạo nên một sự chia rẽ lớn giữa kế hoạch của Trung Quốc và Brazil với yêu cầu của Ukraine và bị tổng thống Zelensky bác bỏ.

Vấn đề hiện nay là Trung Quốc tuyên bố không cung cấp viện trợ vũ khí cho Nga, song phương Tây vẫn nghi ngờ và cáo buộc Bắc Kinh hỗ trợ gián tiếp cho Moscow.

Về phía Brazil, Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva từ lâu đã nỗ lực thể hiện vai trò của mình như một nhà hòa giải trung lập, dù đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, lập trường của Tổng thống Lula cũng gây tranh cãi khi ông từng gợi ý rằng Ukraine nên từ bỏ Crimea để đổi lấy hòa bình – một đề xuất mà Ukraine không chấp nhận.

Có thể bạn quan tâm

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

Khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội

(GLO)- Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 10-12, kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII tiến hành thảo luận tổ. Các đại biểu đã chia thành 5 tổ, tập trung phân tích, thảo luận những những tồn tại, hạn chế nhằm khơi thông “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế-xã hội.

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.