Đồng bào tôn giáo chung sức vì sự phát triển của tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 5 tôn giáo được Nhà nước công nhận là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và Bahai với khoảng 240 cơ sở thờ tự. Toàn tỉnh có 381.490 tín đồ tôn giáo, chiếm khoảng 25% dân số. Thời gian qua, chức sắc, tu sĩ và tín đồ các tôn giáo đã quan tâm hoạt động từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Theo Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh: “Sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập vào năm 1981, Gia Lai là một trong những tỉnh hình thành Ban Trị sự Phật giáo sớm trong cả nước (năm 1982). Các cơ sở thờ tự Phật giáo đã đổi thay nhiều. Toàn tỉnh hiện có 120 ngôi tự viện. Đặc biệt, nhiều chùa, tịnh xá được tái trùng tu nâng cấp hoặc xây dựng quy mô, kiến trúc phong phú, đáp ứng yêu cầu tâm linh của đồng bào Phật giáo và người dân, hòa nhập với sự phát triển của xã hội...”.

Còn Mục sư Hanh-Trưởng ban Đại diện Tin lành tỉnh thì phấn khởi cho biết: “Những năm qua, chính quyền và các ban, ngành địa phương đã tạo điều kiện cho các hoạt động của Hội thánh. Toàn tỉnh đã thành lập 70 chi hội Tin lành, duy trì hơn 270 điểm nhóm sinh hoạt ở các thôn, làng. Các chi hội xây dựng được 38 nhà thờ. Toàn tỉnh có 45 mục sư thực thụ và 27 mục sư nhiệm chức, đáp ứng nhu cầu hoạt động của Hội thánh”.

 Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đinh Ngọc Hải trao bằng khen cho các chức sắc tiêu biểu trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đinh Ngọc Hải trao bằng khen cho các chức sắc tiêu biểu trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật


Thực hiện quan điểm và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tôn giáo, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương quan tâm đội ngũ chức sắc, cá nhân tiêu biểu, người uy tín trong các tôn giáo, thông qua họ để đoàn kết tập hợp đồng bào theo đạo thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, Ban Tôn giáo tỉnh thường xuyên chủ trì, phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho hàng ngàn lượt chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo; phối hợp với ngành chức năng hướng dẫn các thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự đúng quy định pháp luật.

Chung sức xây dựng quê hương

Phát huy tinh thần Thư chung năm 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”, bà con giáo dân đã tích cực lao động sản xuất và tham gia các công tác xã hội. Nhiều giáo dân đi đầu thực hiện các phong trào tại địa phương, tiêu biểu như ông Kpă Gút (xã Bar Măih, huyện Chư Sê).

 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai tặng đồ bảo hộ và vật tư y tế cho các bệnh viện điều trị bệnh Covid-19 của tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai tặng đồ bảo hộ và vật tư y tế cho các bệnh viện điều trị bệnh Covid-19 của tỉnh. Ảnh: Thanh Nhật


Với phương châm “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường Chư Phật”, các tăng ni và phật tử trong tỉnh luôn tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội với trị giá bình quân mỗi năm gần 10 tỷ đồng. Ni trưởng Thích Nữ Hạnh Nguyện-Trưởng ban Từ thiện (Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh) cho hay: “Ban Trị sự đã trao hơn 200 triệu đồng tại điểm tiếp nhận của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, góp phần vào công tác phòng-chống dịch Covid-19. Đồng thời, ủng hộ lương thực và thực phẩm, đồ bảo hộ và trang-thiết bị y tế cho các điểm cách ly tập trung, các bệnh viện”.

Mục sư Uyên-Ủy viên Ban Đại diện Tin lành tỉnh, Quản nhiệm Chi hội Tin lành Kông Brech (xã A Dơk, huyện Đak Đoa) luôn học hỏi để nâng cao trình độ hiểu biết, hướng dẫn bà con tín hữu trong quá trình hoạt động mục vụ. Ngoài giờ sinh hoạt đạo, ông thường dành thời gian tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con. Ông còn cùng tập thể Ban Chấp sự hướng dẫn bà con thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với xây dựng nông thôn mới.

 

 THANH NHẬT
 

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 16-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Trịnh Duy Thuân làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và các gia đình có công trên địa bàn TP. Pleiku.

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Theo phương án đề xuất, Bộ Tài chính sẽ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính. Bộ Nội vụ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. Bộ Xây dựng giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng...