Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.

Sự quan tâm, đầu tư đó đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê của người dân, hợp tác xã (HTX).

Năm 2022, Gia Lai được Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn triển khai Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025.

Trên cơ sở đề án này, ngày 31-8-2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2366/KH-UBND triển khai xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025.

Theo đó, tỉnh tập trung xây dựng vùng nguyên liệu cà phê quy mô lớn, hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến và phát triển các HTX nông nghiệp ở vùng nguyên liệu cà phê liên kết bền vững với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Qua 2 năm triển khai kế hoạch của UBND tỉnh, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã đầu tư xây dựng, nâng cấp 12,32 km đường giao thông nội đồng của 4 HTX gồm: tuyến giao thông liên vùng kết nối khu sản xuất của HTX Nông nghiệp thương mại và du lịch sinh thái Hàm Rồng (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) có chiều dài 3,67 km tại xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) và xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê); đường ra khu sản xuất của HTX Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Ia Ring (huyện Chư Sê) có chiều dài 4,25 km; HTX Dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hòa (huyện Chư Păh) được đầu tư tuyến đường dài 2,1 km; đường nội đồng ra khu sản xuất của HTX Xây dựng-thương mại và dịch vụ Phượng Hoàng (huyện Đức Cơ) có chiều dài 2,29 km.

tuyen-duong-dat-doi-doc-ngay-nao-da-duoc-be-tong-hoa.jpg
Tuyến đường đất đồi dốc ngày nào đã được bê tông hóa. Ảnh: N.D

Ngoài ra, đề án còn đầu tư xây dựng nhà trưng bày sản phẩm cà phê của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Đak Krong (huyện Đak Đoa) với kinh phí hơn 26 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các địa phương và HTX nông nghiệp đã tuyên truyền, vận động người dân đối ứng bằng hình thức hiến đất để có mặt bằng triển khai xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Đến nay, các tuyến đường thuộc đề án này đã hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của người dân và HTX trồng cà phê.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chia sẻ: Năm 2023, xã Nghĩa Hòa được đầu tư xây dựng tuyến đường bê tông nội đồng ra khu sản xuất cà phê. Người dân trong xã rất phấn khởi. Nhiều hộ tự nguyện dịch chuyển hàng rào, chặt bỏ cà phê để mở rộng mặt đường.

“Tôi đã chặt bỏ gần 40 cây cà phê đang trong giai đoạn kinh doanh để hiến đất bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Từ khi tuyến đường này hoàn thành, người trồng cà phê đi lại và vận chuyển nông sản, vật tư thuận lợi hơn và không còn lo lắng mỗi khi mùa mưa đến”-ông Thuận phấn khởi nói.

1-7008.jpg
Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Còn ông Nguyễn Thế Minh-Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hòa thì cho biết: Khu vực sản xuất cà phê của HTX có diện tích hơn 200 ha tại thôn 2 và thôn 5. Trước đây, đường ra khu sản xuất là đường đất, nhỏ hẹp, độ dốc cao. Vào mùa mưa, việc đi lại, vận chuyển vật tư phân bón gặp rất nhiều khó khăn.

“Hợp tác xã phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân hiến đất mở rộng mặt đường và nhận được sự đồng thuận cao. Bây giờ, tuyến đường đã hoàn thành đưa vào sử dụng, người trồng cà phê ở đây rất phấn khởi”-ông Minh nói.

Trao đổi với P.V, ông Y Nguyên Ênuôl-Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh với hơn 106 ngàn ha. Đến nay, toàn tỉnh có 46 ngàn ha cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, UTZ, hữu cơ.

Nhiều địa phương đã hình thành vùng nguyên liệu sản xuất cà phê tập trung theo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và người dân để phát triển bền vững.

Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phát triển thêm các HTX nông nghiệp trong vùng nguyên liệu cà phê để liên kết với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến cà phê là đòn bẩy thúc đẩy cho ngành cà phê của tỉnh phát triển theo hướng bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.