Đôi đũa bếp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cái thời bữa cơm nấu bằng than, củi, rơm rạ… thì đôi đũa bếp không thể vắng mặt nơi gian bếp, trong mâm cơm gia đình.
Đôi đũa bếp dài hơn đũa ăn; kích cỡ cũng lớn hơn, phần đầu bè ra, mỏng dẹt, cân đối như mái chèo; phần gốc tròn đều, dài gấp đôi phần đầu đũa. Đũa bếp thường làm từ thân gốc tre già, nhờ bàn tay khéo léo của người nông dân qua nhiều công đoạn cưa cắt, tạo hình, vót nhẵn mà nên. Ở những nơi trồng nhiều dừa, người ta chế tác nhiều vật dụng gia đình thông dụng từ lõi thân cây đã hết chức năng cho quả, và đũa ăn, đũa bếp nằm trong số đó.
Định danh “đũa bếp” vì nó gắn liền với gian bếp truyền thống, rất được việc: Dùng đầu đũa đảo cơm khi vừa sôi, lúc cạn nước cho cơm chín đều, tơi xốp. Gốc đũa cời bớt than hồng, vùi nướng củ khoai, con cá. Dùng đôi đũa bếp bưng/nhấc nồi cơm, nồi cá từ bếp để lên chiếc rế. Vì vậy, đũa bếp phần đầu vàng óng màu tre già, đầu kia đen đúa, lặng lẽ hao mòn.
Tận dụng ánh sáng trời, bữa cơm gia đình ở nông thôn ngày trước thường được bày trên nền nhà, vuông sân trước. Thức ăn được đặt trong đĩa, trong tô nhưng cơm lại bê lên cả nồi, mặc định vị trí đầu mâm cơm. Ngồi đầu mâm, hai bên nồi cơm là cha, mẹ; mẹ thường dùng đôi đũa bếp xới cơm vào chén cho các con.
 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Người phía Bắc không dùng đũa bếp mà có đũa cái/đũa cả. “Cái” hay “cả”, định danh dựa vào chức năng sử dụng, hình dáng, ngôi thứ trong bó đũa. Đôi đũa cả không khác đôi đũa ăn về hình dáng lẫn chất liệu làm ra, có điều nó to và dài gấp đôi. Đôi đũa cả chỉ có một trong bó đũa, như thể đứng vị trí đứng đầu, giữ vai trò cầm trịch.
Bây giờ, hầu như mọi gia đình từ thành thị đến nông thôn đều dùng nồi cơm điện. Gạo cho vào nồi, vo sạch, nước vừa đủ, cắm điện thì tự khắc có cơm, chẳng phải “cơm sôi bớt lửa” hay lo chuyện “trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét” nữa… Bây giờ, bếp gas, bếp từ trở nên phổ biến, chủ động nhiệt lượng, người nấu ăn không phải cời than, ủ nóng, giữ lửa thì cần gì đến đũa bếp, đũa cả vào những việc này. Cũng từ đó, củ khoai vùi, trái bắp nướng, con cá hun chẳng thể làm ra, kể cũng kém phần hấp dẫn so với tính năng gian bếp củi truyền thống! Thì đã có lò nướng. Kỳ thực, sản phẩm nhờ vào lò nướng trông bắt mắt nhưng khó sánh chất lượng, hương vị, bối cảnh không gian nơi gian bếp nghèo ám đầy mụi khói; quãng thời gian sự đói nghèo, túng khó đọng lại kỷ niệm khó quên.
Bây giờ, vào quán cơm niêu, cùng với niêu cơm đất nung phần cho mỗi người luôn có đôi đũa bếp nhỏ nhắn, xinh xinh với chức năng truyền đời. Chén cơm trắng ngần, thơm lừng hương gạo lúa mới được bới/đơm ra từ đôi đũa bếp; những dìa cơm cháy sém vàng hươm được cạy/lấy ra từ hông nồi, đáy nồi nhờ vào đôi đũa bếp giòn rộm, thơm nồng khi nhai, vị béo ngọt đọng lại nơi đầu lưỡi mới cảm thấu hết giá trị hạt ngọc của trời!
Bây giờ, có ai còn giữ đôi đũa bếp, đũa cả phần đầu vàng óng màu tre già, đầu kia đen đúa, lặng lẽ hao mòn hay không?
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ 
 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.