Độc đáo ngôi đình cổ thờ 2 Vua Đinh – Lê làm thành hoàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đình Yên Thành nằm ở trung tâm cung điện Hoa Lư xưa có tuổi đời hàng trăm năm. Ngôi đền cổ có kiến trúc độc đáo này thờ cả 2 vị vua Đinh – Lê làm thành hoàng.
 

1
Đình Yên Thành, làng Yên Thành, xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) nằm tại trung tâm di tích cố đô Hoa Lư, cách đền vua Đinh - vua Lê khoảng 500 mét. Đây là ngôi đền cổ có tuổi đời hàng trăm năm nay. Nơi đây thờ 2 vua Đinh - Lê làm thành hoàng. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, ngôi đình vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa.
2
Đình gồm có Tiền đường và Hậu cung, cả hai đều được xây dựng kiểu nhà 5 gian. Tiền đường là nơi tổ chức các cuộc họp của người dân trong làng. Hậu cung là nơi uy nghiêm thờ bài vị 2 vua Đinh - Lê. Theo lịch sử để lại, xưa kia ngôi đình là nơi thường được vua chọn làm nơi thiết triều, bàn bạc việc chính sự. Hậu cung là nơi vua ngự lãm, tiền đường là nơi hai bên quan văn võ chầu.
Đình chọn vua Đinh - vua Lê làm thành hoàng vì đây là hai vị vua khai quốc công thần, xây dựng vùng đất Hoa Lư thành trung tâm nước Đại Cồ Việt xưa. Từ ngoài vào hậu cung, bên phải thờ vua Đinh Tiên Hoàng vì thế ngay ở đầu hè được ghi hai chữ Hán lớn là
Đình chọn vua Đinh - vua Lê làm thành hoàng vì đây là hai vị vua khai quốc công thần, xây dựng vùng đất Hoa Lư thành trung tâm nước Đại Cồ Việt xưa. Từ ngoài vào hậu cung, bên phải thờ vua Đinh Tiên Hoàng vì thế ngay ở đầu hè được ghi hai chữ Hán lớn là "Thái Bình" - đây là niên hiệu nước ta thời vua Đinh.
4
Bên trái đầu hè hậu cung có hai chữ Hán "Thiên Phúc" - đây là niên hiệu nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành. Ngoài hai niên hiệu này, các cột hai bên cũng có những câu đối ca ngợi công đức của hai vị vua tiền khởi này.
5
Bên trong hậu cung, bàn thờ hai vua Đinh - Lê luôn được người dân trong làng hương khói rất chu đáo và thành kính. Vào những ngày lễ, đình làng Yên Thành được xem như là nơi linh thiêng để tưởng nhớ hai vị vua khai quốc công thần. Ngôi đình độc đáo ở chỗ, hiếm có đình làng nào lại chọn cả hai vị vua làm thành hoàng.
6
Ngay giữa chính mái nhà Tiền đường, bên trên vẫn còn hàng chữ Hán cổ thể hiện niên đại, cũng như giá trị về lịch sử, văn hóa của ngôi đình độc đáo nhất đất cố đô Hoa Lư này.
7
Với kiến trúc đình làng cổ xưa, đình làng Yên Thành có 5 gian, 5 hàng cột ngang và 6 hàng cột dọc, hai hàng cột ngoài cùng làm bằng đá được đục đẽo thủ công rất công phu. Trải qua hàng trăm năm, thời tiết, chiến tranh phá hoại nhưng ngôi đền vẫn đứng vững, giữ nguyên được giá trị
8
Cột, đòn tay, rui mè, khóa gian của đình đều được làm bằng gỗ lim và được trạm khắc các họa tiết hoa văn. Trên mái đình lợp ngói âm dương, mỗi viên ngói đều được đúc có in hình chữ "Thọ"
9
Gian giữa của tiền đường được đặt một kiệu lễ, kiệu được dùng vào những dịp lễ quan trọng. Những ngày lễ, người dân trong làng tập trung về đình làng, và chung tay việc làng xã, thờ cúng hai vị vua thành hoàng, cầu xin hai vua ban mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi...
10
Trên nhiều cột đá ở đình vẫn còn nhiều dấu tích là các dòng chữ Hán cổ, đây đều là những câu đối có giá trị văn hóa to lớn.
11
Đình nằm ngay giữa làng, cách đền vua Đinh - vua Lê khoảng 500m nên thường có rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Khách đến đây đông nhất vào dịp lễ hội Trường Yên hàng năm. Ngày thường, người dân trong làng cũng thường xuyên đến đình ngồi chơi, nơi đây là một điểm hẹn, giao lưu văn hóa đặc biệt của người dân trong làng.
12
Ngay trước sân đình có chiếc giếng ngọc, quanh năm không hết nước. Giếng nước này từng là giếng làng được người dân cả làng đến lấy nước về sinh hoạt. Giờ nhiều hộ dân có giếng khoan riêng nên chỉ còn một số hộ gần đây đến lấy nước giếng về sử dụng vì nước ở giếng này rất trong, mát và ngọt.
13
Đình làng Yên Thành nhìn từ hướng Tây, nét rêu phong phủ kín ngôi đình trông rất cổ kính.
14
Người dân làng Yên Thành bao thế hệ xưa và này đều rất tự hào về ngôi đình "có một không hai" này.

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.