Đoàn nghệ nhân Gia Lai tham gia Lễ hội âm thanh thế giới tại Hàn Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 6-9, tại Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức buổi duyệt chương trình văn nghệ dân gian của đoàn nghệ nhân Gia Lai tham gia Lễ hội âm thanh thế giới Jeonju 2023 tại Hàn Quốc (Festival Sori Quốc tế Jeonju).

Chương trình của đoàn nghệ nhân Gia Lai gồm 7 tiết mục: mở đầu là bài chiêng “Lời chào đoàn kết”, tiếp đến là các tiết mục hoà tấu ting ning và kơ ní “Chào buổi sáng” (chào bình minh); độc tấu sáo “Đêm trăng tròn”, dân ca Jrai “Chàng trai dũng cảm”, hát đồng dao “Rước nước về làng”, hoà tấu nhạc cụ tre nứa “Buôn làng ấm no”, và khép lại bằng hòa tấu cồng chiêng “Mừng chiến thắng”.

"Mừng chiến thắng"-một tiết mục của đoàn nghệ nhân sẽ biểu diễn tại Lễ hội âm thanh thế giới Jeonju 2023 tại Hàn Quốc. Ảnh: Hoàng Ngọc

"Mừng chiến thắng"-một tiết mục của đoàn nghệ nhân sẽ biểu diễn tại Lễ hội âm thanh thế giới Jeonju 2023 tại Hàn Quốc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tham gia Lễ hội âm thanh thế giới lần thứ 22 (diễn ra từ ngày 15 đến 24-9), đoàn Gia Lai có 14 nam nghệ nhân người Jrai đến từ các làng của huyện Ia Grai và TP. Pleiku. Người trẻ nhất trong đoàn là Rcơm Bus (SN 2002, làng Pleiku Roh, phường Yên Đổ, TP. Pleiku), người lớn tuổi nhất là nghệ nhân Ksor Sep (SN 1957, làng Brel, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai).

Lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chụp hình, động viên đoàn nghệ nhân Jrai trước ngày đi Hàn Quốc. Ảnh: Hoàng Ngọc
Lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch chụp hình, động viên đoàn nghệ nhân Jrai trước ngày đi Hàn Quốc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tại buổi tổng duyệt, lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch có một số góp ý về hình thức biểu diễn để hoàn thiện chương trình. Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đánh giá cao tinh thần tập luyện của các nghệ nhân trong thời gian qua.

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch bày tỏ sự trân trọng vai trò cầu nối văn hóa của các nghệ nhân đã góp phần giới thiệu đến bạn bè thế giới văn hóa dân gian Tây Nguyên-một phần giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESSCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, để chương trình văn nghệ dân gian như một lời chào từ Gia Lai đến bạn bè quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...