Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn kiêng tinh bột?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều người tin rằng chế độ ăn kiêng từ ít đến không có tinh bột là cách hiệu quả để giảm cân.
 

 Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock



Nhưng các chuyên gia y tế đang cảnh báo mọi người không nên nhanh chóng cắt bỏ hoàn toàn tinh bột. Cắt bỏ hoàn toàn tinh bột là một sai lầm tệ hại, chuyên gia dinh dưỡng Cheryl Mussatto, từ Đại học Kansas (Mỹ), cho biết.

Trừ phi bác sĩ đề nghị bạn ăn kiêng, còn không thì không cần phải từ bỏ hoàn toàn nhóm thực phẩm nào.

Nhưng nếu bạn vẫn muốn giảm thiểu hoặc cắt bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn uống của mình, hãy xem điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn, theo Live Strong.

Trải qua giai đoạn sốc

Chuyên gia cho biết chất đường bột chính là nguồn năng lượng chính cho cơ thể và não bộ, cần cho mọi hoạt động sống. Không có carbs, dẫn đến thiếu năng lượng, thêm việc Natri và nước được bài tiết quá nhanh, dẫn đến các triệu chứng khó chịu giống như cúm.

Đây gọi là “giai đoạn sốc” của chế độ ăn ít tinh bột, với các triệu chứng như mức năng lượng và chức năng tinh thần kém, đau đầu, khó ngủ, buồn nôn, bụng khó chịu và giảm hiệu suất tập thể dục.

Một số người cũng có thể bị mất nước và chuột rút, khát nước, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc cảm thấy muốn xỉu, hay thèm đồ ngọt và tinh bột quá mức, đến độ dẫn đến “say”, theo Live Strong.

Giảm cân

Ban đầu, có khả năng giảm cân nhanh chóng do mất chất lỏng đi kèm với sự suy giảm glycogen.

Những người ăn kiêng ít tinh bột cũng thường giảm cảm giác thèm ăn do giảm lượng hoóc môn gây thèm ăn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Carbonhydrate biến thành đường khi bị phá vỡ. Carbs tinh chế phân hủy nhanh hơn so với carbs phức tạp. Đường càng nhanh chóng vào dòng máu càng làm cho lượng đường trong máu thay đổi bất thường. Theo Mayo Clinic, tiền tiểu đường xảy ra khi mức đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ để gây ra bệnh tiểu đường và nếu không thay đổi lối sống, người bị tiền tiểu đường rất có nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường.

Nếu một người nhiều đường và bị tiền tiểu đường, hãy bỏ đường, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường sẽ giảm.

Tăng cường nhận thức

Từ xa xưa, chế độ ăn cực ít tinh bột đã được sử dụng để giảm hoặc ngăn chặn cơn động kinh.

Có một số bằng chứng liên quan đến chế độ ăn kiêng ít tinh bột, chất béo cao với tác dụng tăng cường trí não, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng chú ý trực quan và khả năng chuyển đổi giữa các nhiệm vụ ở người cao tuổi, theo Live Strong.

Nghiên cứu còn cho thấy chế độ ăn ít tinh bột, giàu chất béo có tác động có lợi cho nhận thức.

Hơn nữa, cũng có thể có lợi cho những người mắc bệnh Alzheimer.

Táo bón

Chế độ ăn kiêng ít tinh bột có tác dụng không mấy tốt đối với hệ tiêu hóa.

Chế độ ăn rất ít tinh bột thường thiếu chất xơ - vốn có lợi cho việc thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Đó là lý do tại sao những người ăn ít tinh bột đôi khi bị táo bón, có thể do mất nước và không nhận đủ chất xơ.


Chế độ ăn kiêng ít tinh bột cũng có xu hướng giàu chất béo, có tác động bất lợi đối với hệ vi sinh vật đường ruột, thúc đẩy viêm và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, theo Live Strong.

Hơi thở hôi

Chế độ ăn hạn chế carbohydrate ở mức cực thấp sẽ dẫn đến trạng thái Ketosis - là quá trình cơ thể chuyển đổi chất béo thành ketone, để lấy năng lượng. Trạng thái này có thể gây ra tác dụng phụ là hơi thở hôi do tạo ra sản phẩm phụ là acetone - được bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và hơi thở.

Chuyên gia khuyên không cần phải cắt bỏ hoàn toàn tinh bột. Thay vào đó, tập trung cắt bỏ ngũ cốc tinh chế và đồ ngọt.

Nên ăn tinh bột ở dạng trái cây, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, khoai và bắp để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, dưỡng chất thực vật và chất chống ô xy hóa hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với chế độ ăn uống của bạn, theo Live Strong.

Theo Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.