Điều gì xảy ra khi bạn hít đất mỗi ngày?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hít đất (còn gọi là chống đẩy) là một bài tập phổ biến để tăng cường sức mạnh phần giữa cơ thể và phần trên cơ thể.

 Shutterstock
Shutterstock



Hít đất có lợi cho việc xây dựng sức mạnh trên toàn cơ thể. Những lợi ích của việc hít đất hằng ngày bao gồm cải thiện khối lượng cơ bắp và sức khỏe tim mạch.

Sau đây là tác dụng của việc hít đất hằng ngày lên cơ thể. Bao gồm cả lợi ích và rủi ro tiềm ẩn, theo Medicine News Line.

Tăng cường hỗ trợ xương khớp

Lợi ích của hít đất bao gồm tăng cường hỗ trợ khớp, trương lực cơ và sức mạnh.

Hít đất đặc biệt hiệu quả trong việc tăng cường cơ bắp quanh khớp vai. Tăng số cái hít đất dần dần sẽ xây dựng đủ sức mạnh trong cơ bắp.

Cần lưu ý rằng quá tải sẽ làm yếu cơ, có thể dẫn đến chấn thương cơ và gân, theo Medicine News Line.

Tăng cường cơ bắp và sức mạnh

Có một số biến thể khác nhau của hít đất, và mỗi loại kích hoạt các cơ theo những cách khác nhau.

Một nghiên cứu nhỏ đã xem xét các biến thể như hít đất tiêu chuẩn, hít đất rộng, hít đất hẹp, hít đất về phía trước, hít đất lùi về sau.

Nghiên cứu phát hiện hít đất lùi về sau với 2 tay rộng bằng vai nhưng đặt sau vai 20 cm - kích hoạt nhiều nhóm cơ nhất.


Các tác giả kết luận rằng bài hít đất lùi về sau có thể là biến thể hít đất có lợi nhất để tăng cường sức mạnh phần trên của cơ thể, theo Medicine News Line.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu nhận thấy tăng cường sức mạnh cơ bắp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu mới đây đã điều tra mối liên hệ giữa số cái hít đất và nguy cơ phát triển vấn đề sức khỏe tim mạch 10 năm sau đó. Tổng cộng có 1.104 nam giới trung niên năng động tham gia vào nghiên cứu.

Kết quả đã phát hiện một sự khác biệt như sau: Những người có thể hít đất hơn 40 cái một lần, có nguy cơ về bệnh tim mạch ít hơn 96% so với những người có thể hít đất ít hơn 10 cái một lần, theo Medicine News Line.

Tuy nhiên, cũng như hầu hết các bài tập, hít đất có thể làm tăng nguy cơ một số chấn thương. Nhiều chấn thương do kỹ thuật không phù hợp. Nếu không chắc chắn về cách thực hiện các biến thể của hít đất, nên hỏi người hướng dẫn.

Đau lưng

Một số biến thể như hít về phía trước và lùi về sau làm tăng kích hoạt cơ lưng dưới, có thể dẫn đến đau lưng và khó chịu.

Các bài tập chịu trọng lượng quá mức có thể góp phần làm hao mòn các đĩa đệm giữa các đốt sống, dẫn đến đau và cứng.


Những người bị đau lưng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định hít đất.

Đau cổ tay

Một số người bị đau ở cổ tay khi thực hiện các bài tập chịu trọng lượng như hít đất. Hầu hết các cơn đau xảy ra dọc theo phần sau của cổ tay khi uốn tay về phía sau, theo Medicine News Line.

Chấn thương khuỷu tay

Hít đất nhanh có thể gây căng cơ khuỷu tay.

Một nghiên cứu cho thấy hít đất nhanh có thể làm tăng nguy cơ chấn thương khớp khuỷu tay, dây chằng và các mô xung quanh.


Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tốc độ hít đất chậm hơn sẽ an toàn hơn ,phát triển cơ bắp tốt hơn.

Thực hiện động tác hít đất hằng ngày có thể giúp xây dựng cơ bắp và sức mạnh ở phần thân trên. Những lợi ích tiềm năng khác bao gồm cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ tốt hơn quanh khớp vai, theo Medicine News Line.

Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.