Điểm tựa giúp hội viên nông dân phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp tại Gia Lai đã trở thành điểm tựa giúp bà con nông dân có thêm nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Trên diện tích 6 sào đất cát sỏi được cải tạo lại, ông Nguyễn Ngọc Quý (thôn 2, xã Hà Tam, huyện Đak Pơ) đã có nguồn thu nhập ổn định nhờ trồng chanh dây. Để có được kết quả này, giữa năm 2024, ông được Quỹ HTND huyện tạo điều kiện cho vay 30 triệu đồng để có nguồn vốn phát triển sản xuất. Nhờ có vốn đầu tư, vườn chanh dây của ông phát triển tốt, bắt đầu cho thu hoạch 2 ngày/lần. Với giá bán 17.000 đồng/kg, gia đình thu về hơn 1 triệu đồng/ngày.

Ông Quý chia sẻ: “Trước đây, gia đình đã trồng nhiều loại cây khác nhau nhưng không mấy hiệu quả. Nhờ có nguồn vốn từ Quỹ HTND huyện, tôi học hỏi kinh nghiệm, cải tạo lại đất và đầu tư mua giống, vật tư để trồng chanh dây. Đến nay, vườn chanh dây đã cho thu hoạch, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình”.

ong-nguyen-ngoc-quy-ben-mo-hinh-chanh-day.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Quý bên mô hình chanh dây. Ảnh: M.L

Cũng nhờ nguồn vốn vay từ Quỹ HTND huyện Mang Yang, gia đình chị Dương Thị Mỹ Trang (xã Đak Ta Ley) đã đầu tư để nâng cao năng suất, chất lượng vườn cà phê.

“Tôi có 1 ha cà phê đang bước vào giai đoạn kinh doanh. Trước đây, do thiếu vốn nên việc đầu tư chăm sóc còn hạn chế. Sau khi được tiếp cận với nguồn vốn từ Quỹ HTND, tôi vay 50 triệu đồng để đầu tư phân bón, chăm sóc vườn cây. Nhờ đó, vụ cà phê năm nay hứa hẹn sẽ bội thu”-chị Trang phấn khởi nói.

Tính đến hết quý I-2025, tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn tỉnh đạt hơn 67 tỷ đồng, trong đó, nguồn ủy thác của Trung ương Hội là 10 tỷ đồng, còn lại là của cấp tỉnh, cấp huyện và vận động hội viên đóng góp. Đến nay, 537 phương án sản xuất kinh doanh của hơn 2.000 hộ hội viên đã được giải ngân với tổng dư nợ hơn 63,8 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhiều tổ chức Hội cơ sở đã huy động được sự ủng hộ của hội viên để đóng góp kinh phí xây dựng nguồn quỹ có mức tăng trưởng hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đồng thời phát triển nguồn quỹ đến cấp xã.

Bà Hường Thị Thu Đào-Chủ tịch Hội Nông dân xã Đak Ta Ley-cho biết: “Khi có nguồn quỹ đưa về, chúng tôi tiến hành lựa chọn, khảo sát nhu cầu và điều kiện thực tế của hội viên để có phương án cho vay. Cán bộ Hội Nông dân các xã tổ chức bình xét từng trường hợp thông qua ý kiến của bí thư chi bộ, trưởng thôn để lựa chọn hộ được vay. Cùng với đó, chúng tôi tuyên truyền, hướng dẫn hộ vay để bà con sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả”.

tham-dinh-du-an-vay-von-quy-ho-tro-nong-dan-nam-2025.jpg
Thẩm định dự án vay vốn Quỹ HTND năm 2025 tại xã Hà Tam, huyện Đak Pơ. Ảnh: M.L

Còn ông Nguyễn Đình Nhỏ-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Pơ thì cho hay: “Từ các mô hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, Hội Nông dân các cấp đã đẩy mạnh phong trào xây dựng nguồn quỹ Hội riêng để giúp đỡ lẫn nhau. Đến nay, 100% cơ sở Hội đã có quỹ tự vận động để giúp hội viên nông dân phát triển sản xuất”.

Trao đổi với P.V, ông Y Khâm-Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-nhấn mạnh: Hội Nông dân tỉnh xác định sẽ tập trung nâng cao chất lượng thẩm định dự án, tăng cường giám sát sử dụng vốn; đồng thời, phối hợp với các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp để mở rộng nguồn lực hỗ trợ nông dân.

Năm 2025, từ nguồn vốn xoay vòng thu hồi sẽ có 18 dự án với tổng kinh phí hơn 9,2 tỷ đồng được thực hiện tại các địa phương. Các dự án, phương án được hỗ trợ nguồn vốn vay chủ yếu áp dụng vào chăn nuôi, trồng trọt với quy mô, chất lượng cao.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null