Điểm nóng xung đột ngày 10-11: Ông Trump làm Ukraine phải chuyển hướng?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump còn cách xa hơn hai tháng nhưng ông đã bắt đầu tác động tới chính sách của Mỹ tại điểm nóng Ukraine.

Sau khi đắc cử, ông Trump đã điện đàm với lãnh đạo một số quốc gia, trong đó có Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, và dự kiến có cuộc gọi với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Những cuộc gọi như vậy, cùng khả năng ông Trump sẽ có những thay đổi lớn về đường lối đối ngoại, đang tạo ra tác động lan tỏa tới nhiều nước trên thế giới.

Một cựu quan chức chính quyền trước đây của ông Trump đánh giá ông sẽ có khởi đầu thuận lợi do được nhìn nhận là người cứng rắn hơn Tổng thống Joe Biden. Điều này có thể răn đe các nước đối đầu với Mỹ, khiến họ e sợ nguy cơ bị trả đũa, trong khi số khác có thể cố tận dụng khoảng thời gian trước khi ông Biden rời nhiệm sở.

Điều này được thể hiện rõ nhất ở Ukraine, theo đánh giá của hãng tin Bloomberg. Ông Trump khi tranh cử từng hứa giải quyết khủng hoảng Ukraine trước ngày nhậm chức, buộc Tổng thống Volodymyr Zelensky phải nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới.

Chiến thắng của ông Trump "đã khiến Ukraine phải thay đổi giọng điệu và kế hoạch liên quan tới tiến trình đàm phán", theo bà Shelby Magid, Phó giám đốc Trung tâm Á - Âu, thuộc viện chính sách Hội đồng Đại Tây Dương của Mỹ. Bà Magid cho rằng Ukraine đang "chuyển hướng theo hướng chấp nhận rằng đàm phán là thực tế không thể tránh khỏi".

Ông Donald J. Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng gặp mặt vào tháng 9 năm nay tại Tháp Trump ở Manhattan. Ảnh: The Hill
Ông Donald J. Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng gặp mặt vào tháng 9 năm nay tại Tháp Trump ở Manhattan. Ảnh: The Hill

Thời kỳ chuyển giao giữa ngày bầu cử và ngày nhậm chức luôn đầy biến động, đặc biệt là khi có sự thay đổi về đảng của tổng thống đắc cử. Lần chuyển giao này sẽ càng biến động vì ông Trump thắng với cách biệt lớn và từng tuyên bố cần loại bỏ các chính sách của ông Biden.

Chính điều đó dường như đã khiến nhiều vấn đề đối ngoại ưu tiên bị trì trệ vì cả đối thủ lẫn đồng minh của Mỹ đều muốn chờ xem ai sẽ là tân tổng thống.

Trong khi đó, quan chức đương nhiệm đã công khai tuyên bố sẽ tiếp tục thực thi chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden. "Có rất nhiều việc cần làm trong 74 ngày tới, chúng tôi quyết tâm tận dụng tối đa thời gian còn lại" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Matthew Miller, nói với báo giới tại Washington hôm 7-11.

Trong bài đăng trên X chúc mừng ông Trump, ông Zelensky bày tỏ hy vọng hai bên sẽ hợp tác để thực hiện phương châm "hòa bình thông qua sức mạnh". Ông còn nói Ukraine "quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ hợp tác chính trị và kinh tế đôi bên cùng có lợi cho cả hai quốc gia".

Trong cuộc gặp hôm 7-11 với các lãnh đạo châu Âu, ông Zelensky lập luận rằng việc Kiev nhượng bộ lãnh thổ sẽ là điều "không thể chấp nhận được đối với Ukraine và là tự sát đối với toàn bộ châu Âu".

"Chúng tôi muốn có kết thúc công bằng cho cuộc xung đột" - ông Zelensky nói - "Kết thúc quá nhanh chóng sẽ là thất bại".

Ông Putin cũng đã lên tiếng chúc mừng ông Trump, bày tỏ sẵn sàng thảo luận với nhà lãnh đạo mới của Mỹ.

"Điều đáng chú ý là những phát ngôn về mong muốn khôi phục quan hệ với Nga nhằm giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine" - ông Putin nói vào cuối ngày 7-11 tại hội nghị thường niên Câu lạc bộ Đối thoại Valdai ở TP Sochi bên bờ Biển Đen.

Theo Lạc Chi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.