Điểm chuẩn vào lớp 10 lẹt đẹt, Đắk Lắk vẫn thiếu gần 700 chỉ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
9 trường tuyển sinh bằng hình thức thi tuyển vào lớp 10 tại Đắk Lắk đang thiếu 679 học sinh. Trong khi đó, điểm chuẩn của nhiều trường rất lẹt đẹt, chỉ từ 5-6 điểm cho cả 3 môn thi.

Ngày 23/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Đắk Lắk đã chuẩn y điểm chuẩn và số lượng học sinh trúng tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập tổ chức thi tuyển, năm học 2024-2025.

Toàn tỉnh Đắk Lắk có 53 trường THPT công lập. Trong đó, 12 trường (9 trường THPT, 1 trường chuyên, 2 trường THPT Dân tộc nội trú) tổ chức thi tuyển, còn lại xét tuyển theo học bạ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 Trường THPT Krông Ana chỉ 5,0 điểm cho 3 môn thi

Điểm chuẩn vào lớp 10 Trường THPT Krông Ana chỉ 5,0 điểm cho 3 môn thi

Theo quyết định chuẩn y điểm chuẩn và số lượng trúng tuyển, 9 trường THPT có điểm đầu vào rất thấp. Theo đó, chỉ có 2 trường (THPT Buôn Ma Thuột, THPT Lê Quý Đôn), có điểm chuẩn đầu vào 15,75 điểm. Các trường còn lại, điểm chuẩn chỉ từ 5-6 điểm cho 3 môn thi (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ).

Cụ thể, Trường THPT Cư M’gar (6,0 điểm); Trường THPT Ea H’leo (6,0 điểm); Trường THPT Ngô Gia Tự (5,5 điểm); Trường THPT Krông Ana (5,0 điểm); Trường THPT Buôn Hồ (5,5 điểm); Trường THPT Phan Bội Châu (5,5 điểm); Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (5,25 điểm).

Dù điểm chuẩn lẹt đẹt nhưng nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu. Cụ thể, tổng số học sinh trúng tuyển trong đợt thi trên là 3.893 học sinh. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu Sở GD&ĐT giao cho 9 trường công lập nói trên là 4.572 em. Số lượng học sinh trúng tuyển thiếu 679 em so với chỉ tiêu.

Đơn cử, những trường thiếu chỉ tiêu với số lượng lớn như: Trường THPT Krông Ana được giao tuyển 484 em nhưng chỉ tuyển được 292 em, thiếu 192 em); Trường THPT Phan Bội Châu (huyện Krông Năng) được giao tuyển 440 em nhưng chỉ tuyển được 261 em, thiếu 179 em; Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Krông Pắc) được giao tuyển 480 nhưng chỉ tuyển được 362 em, thiếu 118 em.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, những trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu, sẽ dựa vào quy chế để tuyển bổ sung. Những em trượt hình thức thi, thì còn nguyện vọng 2 (xét tuyển học bạ tại 1 trường khác cùng địa bàn).

Sở này thông tin thêm, chỉ tiêu giao về các trường được dựa theo thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, biên chế giáo viên của từng trường, cơ sở vật chất, Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025" (Đề án 522) của Thủ tướng Chính phủ.

Năm nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 28.000 học sinh đăng ký vào lớp 10 THPT. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh toàn tỉnh hơn 21.000 học sinh. Như vậy, sẽ có khoảng 7.000 học sinh không được học THPT công lập. Những em này có thể học ở trung tâm GDNN, GDTX hoặc các trường trung cấp, cao đẳng nghề. Các em vừa được học nghề vừa học văn hoá. Sau 3 năm, các em vừa được bằng trung cấp nghề và được dự thi tốt nghiệp THPT.

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.