Địa đạo Củ Chi có thể trở thành di sản thế giới?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Địa đạo Củ Chi có cơ hội trở thành di sản thế giới không? Câu hỏi này đang được nhiều người quan tâm, bởi TP.HCM hiện chưa có một di sản vật thể nào được đưa vào lộ trình đề xuất là di sản thế giới.

 Toàn cảnh không gian địa đạo Củ Chi nhìn từ trên cao - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Toàn cảnh không gian địa đạo Củ Chi nhìn từ trên cao - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không chỉ có vai trò to lớn trong lịch sử, địa đạo Củ Chi còn tiếp tục có vai trò trong đời sống xã hội hiện nay khi nó trở thành một điểm du lịch rất hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế, mỗi năm mang lại nguồn thu từ tiền bán vé hơn 100 tỉ đồng.

PGS.TS Nguyễn Văn Bài
(phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam)



UBND TP.HCM vừa có công văn kiến nghị Bộ Quốc phòng có ý kiến thống nhất về chủ trương lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi để trình Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ghi vào danh mục di sản thế giới (Tuổi Trẻ ngày 9-9).

Những giá trị nổi bật toàn cầu

Theo công văn do ông Lê Thanh Liêm - phó chủ tịch UBND TP.HCM - ký ngày 5-9-2020 này, di tích lịch sử địa đạo Củ Chi ngoài những giá trị là công trình khoa học quân sự, chứng tích lịch sử tiêu biểu... còn ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể nổi bật. "Đó là những ứng xử quan hệ giữa người với người, với người dân với kẻ địch từng đối đầu, những bản tình ca và những câu chuyện tình yêu, tình đồng chí, tình quân dân...", công văn nêu.

Cũng theo công văn này, ngày nay địa đạo Củ Chi có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, trong truyền bá kiến thức quân sự, khoa học kiến trúc... và là một trong những địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn.

Công văn của UBND TP cũng cho biết với những giá trị nổi bật như trên, di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và tính xác thực theo Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới của UNESCO".

Các tiêu chí được nêu rõ như: Tiêu chí i: là một tuyệt tác của thiên tài sáng tạo; Tiêu chí iv: là một ví dụ nổi bật về một loại công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật minh họa một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại; Tiêu chí v: là một ví dụ nổi bật về một hình thức cư trú truyền thống của con người, việc sử dụng đất đai hay khai thác biển cả, đại diện cho một (hay nhiều) nền văn hóa, hoặc sự tương tác giữa con người và môi trường, đặc biệt là khi nó đã trở nên dễ tổn thương do ảnh hưởng của những đổi thay không thể đảo ngược.

Cho đến nay, ý kiến từ phía ngành văn hóa của TP.HCM là chờ khi nào phía Bộ Quốc phòng có ý kiến và UBND TP có chỉ đạo thì các công việc chuyên môn về lập hồ sơ mới được tiến hành.

Một di tích rất đặc biệt ở Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Văn Bài - phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, thành viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia - cho biết ông rất đồng tình và ủng hộ chủ trương lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi trình UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới.

Theo ông Nguyễn Văn Bài, địa đạo Củ Chi là một công trình kiến trúc ngầm từng có chức năng lịch sử rất to lớn, một căn cứ địa ở sát nách Sài Gòn, tồn tại trong một thời gian rất dài, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975. Nó còn chứng tỏ khả năng thích ứng tuyệt vời của con người Việt Nam và hệ thống ấy được xây dựng rất thông minh.

Địa đạo Củ Chi vừa có giá trị lớn trong lịch sử vừa phát huy giá trị mạnh mẽ trong đời sống xã hội hiện nay, có đơn vị quản lý hiệu quả, hiện đang mang lại lợi ích cho cộng đồng. Theo ông Bài, một tài nguyên văn hóa mà tiếp tục phục vụ được cho đời sống hiện tại như địa đạo Củ Chi thì rất hiếm, xứng đáng là một di sản thế giới.

"Theo tôi, địa đạo Củ Chi đáp ứng được các tiêu chí trở thành di sản thế giới được UNESCO ghi danh. Tôi rất ủng hộ ý tưởng của UBND TP.HCM" - ông Bài kết luận. Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam chỉ lưu ý là cần phải phối hợp chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học và nhà tư vấn để xây dựng được một bộ hồ sơ chuẩn.

Một thành viên khác của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, thiếu tướng, TS Nguyễn Xuân Năng - nguyên giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - nói ông không có nhiều kinh nghiệm về các tiêu chí của UNESCO đối với một di tích được ghi danh Di sản thế giới, nhưng ông khẳng định địa đạo Củ Chi là một di tích rất đặc biệt ở Việt Nam, một địa đạo có chiều dài lên tới 250 cây số, nhiều tầng nhiều ngõ ngách, đi cùng bộ đội và nhân dân suốt hai cuộc kháng chiến, từ chống Pháp sang chống Mỹ. Nó thể hiện nghệ thuật chiến tranh nhân dân rất đặc biệt của Việt Nam - một thứ nghệ thuật chiến tranh hiếm có trên thế giới.

Các bước đi cần cẩn trọng

Từ phía Bộ VH-TT&DL, đại diện Cục Di sản văn hóa nói nếu TP.HCM làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới thì đây là lần đầu tiên Việt Nam làm hồ sơ về loại di tích chiến trường, vì vậy các bước đi cần phải được làm cẩn trọng. Hiện nay mới chỉ dừng lại ở đề nghị của UBND TP.HCM nên Bộ VH-TT&DL mới chỉ hướng dẫn cho địa phương về quy trình.



Theo LAM ĐIỀN - THIÊN ĐIỂU (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.