Di dời thành công đàn khỉ vàng quý hiếm từ đảo Hòn Trà về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 

Ông Lê Văn Vinh-Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh-cho biết: Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã thả 8 cá thể khỉ vàng về môi trường tự nhiên vào chiều 4-10.

Lực lượng chức năng di dời thành công 8 cá thể khỉ vàng quý hiếm từ đảo Hòn Trà về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Văn Vinh

Lực lượng chức năng di dời thành công 8 cá thể khỉ vàng quý hiếm từ đảo Hòn Trà về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Văn Vinh

Cụ thể, đàn khỉ vàng (tên khoa học là Macaca mulatta), thuộc danh mục động vật nguy cấp, quý, hiếm (nhóm IIB) cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Đàn khỉ gồm 8 con (4 con đực và 4 con cái); trong đó có 1 cá thể bị cụt chi trước phía bên trái.

Lâu nay đàn khỉ này sống trong môi trường tự nhiên ở đảo Hòn Trà (thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). Khu vực cư trú của đàn khỉ tách biệt trên đảo Hòn Trà có diện tích khoảng 1,5 ha và nằm giữa cửa sông Trà Bồng đổ ra cửa biển Sa Cần, cách khu dân cư gần nhất khoảng 200 m nên khó khăn về môi trường sống, hoạt động kiếm ăn theo bản năng sinh tồn.

Mục đích việc di dời đàn khỉ quý hiếm tại đảo Hòn Trà về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là để tạo điều kiện cho đàn khỉ tiếp tục sinh trưởng, phát triển trong môi trường sinh thái tự nhiên, phù hợp hơn với đặc điểm của loài và hạn chế giao phối cận huyết dẫn đến giảm sức sống trong tương lai cho đàn khỉ.

Cán bộ của Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) đã thả đàn khỉ vàng 8 con ra môi trường tự nhiên an toàn. Ảnh: Văn Vinh

Cán bộ của Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển Sinh vật (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) đã thả đàn khỉ vàng 8 con ra môi trường tự nhiên an toàn. Ảnh: Văn Vinh

Bên cạnh đó, ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột giữa đàn khỉ và con người ở khu vực xung quanh đảo Hòn Trà, bởi tập tính của loài khỉ và diện tích đảo quá nhỏ, nên nguồn thức ăn tự nhiên không đủ khi số lượng cá thể khỉ ngày càng tăng theo tự nhiên. Đồng thời, ngăn chặn nguy cơ xảy ra các hành vi săn bắn, bẫy, bắt trái phép các cá thể khỉ tại đảo Hòn Trà.

Đàn khỉ vàng ở đảo Hòn Trà trước khi di dời về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Nguyên Chất/TPO

Đàn khỉ vàng ở đảo Hòn Trà trước khi di dời về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Nguyên Chất/TPO

Trước đó, để di dời đàn khỉ được an toàn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn tiến hành cùng lúc 2 phương pháp: phương pháp đặt bẫy lồng kết hợp với phương pháp trộn thuốc mê vào thức ăn. Cả 2 phương pháp này đều sử dụng thức ăn để dẫn dụ khỉ. Khi cá thể khỉ ngấm thuốc mê, cán bộ chuyên môn đã dùng vợt bắt nhốt vào lồng và vận chuyển về thả trong môi trường tự nhiên phù hợp với giống loài khỉ tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null