Đi bộ là tốt nhưng ai cần tránh đi bộ quá nhiều?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đi bộ thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường, giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe cơ xương.

Tuy nhiên, giống như hầu hết các hình thức tập luyện khác, chúng ta có thể tập quá sức nếu đi bộ quá nhiều.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san JAMA Network Open đã phân tích dữ liệu của hơn 4.800 người Mỹ. Các nhà khoa học phát hiện tăng số bước đi bộ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, theo trang thông tin sức khỏe Everyday Health (Mỹ).

Những người có vấn đề xương khớp ở chân không nên đi bộ quá lâu mà cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ảnh PEXELS

Những người có vấn đề xương khớp ở chân không nên đi bộ quá lâu mà cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ảnh PEXELS

Hầu hết chúng ta đều sẽ đạt được nhiều lợi ích sức khỏe nếu đi bộ nhiều hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, một số người không nên đi bộ quá nhiều vì có thể gây hại, đặc biệt là những buổi đi bộ đường dài.

Đi bộ giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, bệnh tim. Tuy nhiên, người bệnh không nên đi bộ quá nhiều trong một lúc vì như vậy sẽ làm tăng nhịp tim. Nhịp tim tăng nhanh có thể gây nguy hiểm.

Những người có vấn đề về cơ và khớp ở chân cũng không nên đi bộ quá nhiều, đặc biệt là khi đi bộ đường dài với cự ly nhiều km. Những người có vấn đề về bàn chân hay viêm khớp gối cần tránh đi bộ quá nhiều trong một ngày. Đi với cường độ như vậy có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo người bị viêm khớp có thể dùng những đôi giày đi bộ chất lượng cao để giảm áp lực lên các khớp. Nhờ đó, họ sẽ giảm được các cơn đau ở chân.

Ngoài ra, người mắc các vấn đề hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay người lớn tuổi cũng cần tránh đi bộ quá nhiều. Đối với người lớn tuổi, té ngã là mối lo ngại lớn. Do đó, họ cần tránh hoạt động quá sức để ngăn ngừa tai nạn xảy ra.

Ở người khỏe mạnh, đi bộ sẽ giúp cơ thể cảm thấy tràn đầy sinh lực, ngay cả khi sau đó bị đau cơ. Tuy nhiên, đi bộ quá nhiều, đặc biệt là với người thường ngày ít vận động, sẽ dễ dẫn đến chấn thương do vận động quá mức. Đây là tình trạng mà dây chằng, gân và cơ bị tổn thương do thực hiện một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần.

Dấu hiệu cảnh báo tình trạng này là nhức cơ, đau cứng ở khớp. Cách tốt là người mắc cần nghỉ ngơi vài ngày. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm thì cần đến bác sĩ kiểm tra, theo Everyday Health.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.