Qua đó, tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo TTO, hoạt động thực hiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp đạt nhiều kết quả trong ứng phó với các tình huống sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, môi trường, nhưng hiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, từ Hiến pháp, luật và văn bản dưới luật.
Bộ Quốc phòng cho biết, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2 Điều 14).
Tuy nhiên, Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000 có quy định các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân nhưng lại do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Qua đó cần có luật để thống nhất các quy định này.