Để học sinh đón tết ý nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước thềm kỳ nghỉ tết, nhà trường có thể tăng cường hoạt động giáo dục truyền thống giúp học sinh hiểu được thêm ý nghĩa sâu sắc phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông vừa giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Vì thế, các hoạt động trước kỳ nghỉ tết là cách giáo dục truyền thống hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường thân thiện, gắn kết thầy trò, bạn bè với các hoạt động bổ ích, lành mạnh để đón xuân đến.

Hoạt động ngoại khóa

Việc tổ chức các buổi ngoại khóa tìm hiểu hoặc cuộc thi về phong tục ngày tết là một hoạt động cần thiết và bổ ích.

Thông qua các hoạt động này, học sinh sẽ hiểu thêm ý nghĩa về truyền thống tưởng nhớ ông bà tổ tiên dịp tết. Bên cạnh đó, học sinh hiểu hơn về ý nghĩa của việc lì xì ngày tết là mang đến niềm vui, may mắn chứ không nên quan trọng giá trị số tiền bên trong.

Những ý nghĩa đẹp đẽ khi con cháu khoanh tay chúc tuổi ông bà cha mẹ và nhận phong bao lì xì trong ngày đầu năm… là những điều sẽ làm các thế hệ trẻ hiểu hơn về ngày tết dân tộc, thấy được những nét đẹp thực sự của ngày tết và niềm vui của việc quây quần bên gia đình, thay vì chỉ chìm đắm vào điện thoại, máy tính những ngày này.

Học sinh tham gia hoạt động mừng xuân trước kỳ nghỉ tết. Ảnh:L.T
Học sinh tham gia hoạt động mừng xuân trước kỳ nghỉ tết. Ảnh:L.T

Hướng dẫn học sinh gói bánh chưng, bánh tét...

Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức hướng dẫn học sinh gói bánh chưng, bánh tét, các cuộc thi làm mứt, viết thư pháp, trang trí tết... Những hoạt động này giúp các em hào hứng đến trường trong những ngày cận tết, học thêm được những kiến thức và kỹ năng mới, có ý thức hơn trong việc phụ giúp gia đình đón tết, gắn kết tình thân bạn bè thông qua các hoạt động tập thể thú vị, ý nghĩa.

Những câu chuyện bánh chưng bánh dày, cây nêu ngày tết khi được nhắc lại, sẽ là những bài học bồi đắp tâm hồn học sinh về truyền thống, về dân tộc.

Các hoạt động thiện nguyện

Ngoài ra, khoảng thời gian trước tết hãy giúp trẻ có cơ hội chung tay giúp đỡ những bạn bè có hoàn cảnh khó khăn trong hoặc ngoài nhà trường.

Học sinh và giáo viên cùng nhau gói bánh chưng. Ảnh: Bảo Hân

Học sinh và giáo viên cùng nhau gói bánh chưng. Ảnh: Bảo Hân

Nhà trường có thể tổ chức những hoạt động quyên góp, chương trình văn nghệ gây quỹ, bán các sản phẩm tự làm để tặng quà tết cho những người bạn hoàn cảnh kém may mắn hơn. Đó cũng là những bài học quan trọng, cần thiết để giáo dục lòng yêu thương, tinh thần sẻ chia, nhân ái cho học trò.

Có thể nói, khoảng thời gian trước khi học sinh nghỉ tết nếu được tận dụng tốt và hiệu quả sẽ trở thành những cơ hội tuyệt vời cho công tác giáo dục. Nếu như trước đó các em đã trải qua khoảng thời gian thi cử căng thẳng, thì đây là lúc tâm hồn trẻ được mở rộng nhất để đón nhận những điều tốt đẹp mà ngày tết mang đến.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.