Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nên đạt được những kết quả rất khả quan. Đây là tiền đề giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế trên một diện tích.
Trong 5 năm (2015-2020), thị xã An Khê đã huy động khoảng 4,9 tỷ đồng để đầu tư thực hiện 8 dự án khoa học và công nghệ. Trong đó, vốn khoa học và công nghệ tỉnh và thị xã hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng; vốn đối ứng của các cá nhân và đơn vị tham gia thực hiện hơn 2,8 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện, nhiều mô hình, dự án đã phát huy hiệu quả rất tốt như: xây dựng chứng nhận nhãn hiệu Rau An Khê; thâm canh giống lúa nước chất lượng cao OM7347, TH3-5 và áp dụng kỹ thuật gieo sạ bằng thiết bị sạ thẳng hàng tại xã Tú An, Cửu An; trồng hoa lan hồ điệp theo hướng công nghệ cao; sản xuất giống cà chua ghép lên gốc cà tím; ứng dụng quy trình chăn nuôi heo trên nền đệm lót lên men sinh thái vi sinh hoạt tính; xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Cửu An.
Trồng rau thủy canh tại Hợp tác xã nông nghiệp Tú An 1. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trồng rau thủy canh tại Hợp tác xã nông nghiệp Tú An 1. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Văn Ngọc Bằng (thôn An Điền Nam, xã Cửu An) cho biết: Năm 2019, ông cùng một số hộ trong xã tham gia Dự án “Xây dựng vùng chuyên canh trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGAP”. Gia đình ông trồng hơn 1,2 ha quýt đường. Vụ vừa rồi, ông thu được khoảng 20 tấn, lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng. “Trồng cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP rất hiệu quả, chủ yếu sử dụng phân hữu cơ và được hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc nên tiết kiệm được chi phí sản xuất. Chỉ cần giá ổn định từ 15 ngàn đồng/kg trở lên, người trồng đã có lợi nhuận rồi”-ông Bằng nói.
Còn ông Trần Văn Minh (tổ 4, phường Ngô Mây) thì cho hay: Năm 2021, ông được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã lựa chọn tham gia mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong trồng cây dổi lấy hạt. Sau khi được hỗ trợ cây giống, phân bón, ông trồng 1 ha xen canh vào vườn rau xanh để thử nghiệm.
Ông Minh bên cây giổi trồng xen canh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Ông Trần Văn Minh (tổ 4, phường Ngô Mây) bên cây dổi trồng xen canh. Ảnh: Nguyễn Diệp
Trao đổi với P.V, ông Phan Vĩnh Tấn-Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê-cho biết: Thời gian tới, thị xã tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, tiếp tục triển khai mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong trồng cây dổi lấy hạt với diện tích 5 ha tại phường Ngô Mây và 2 xã Song An, Thành An. “Hiện nay, Tập đoàn Lộc Trời đang triển khai xây dựng trung tâm giống cây trồng khu vực miền Trung-Tây Nguyên tại xã Cửu An. Ngành định hướng người dân liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ bắp sinh khối, đầu tư phát triển những cây trồng ổn định về diện tích và có nhà máy chế biến sâu đứng chân trên địa bàn thị xã. Đồng thời, tập trung liên kết sản xuất những sản phẩm nông nghiệp có thị trường tiêu thụ ổn định, sản xuất luân canh các loại cây trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất”-ông Tấn thông tin thêm.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.