Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai phối hợp cùng các sở, ngành, doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH-CN) vào sản xuất, chế biến theo hướng công nghệ cao.

Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (TP. Pleiku) là doanh nghiệp tiên phong ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất rau củ quả trong nhà màng để cung cấp quanh năm cho người tiêu dùng. Đặc biệt, Công ty là đơn vị đầu tiên của tỉnh được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

day-manh-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-trong-nong-nghiep-bg.jpg
Khu vực sơ chế rau củ quả của Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú. Ảnh: N.D

Ông Nguyễn Ngọc Hoàng-Giám đốc Công ty-chia sẻ: An Phú là một trong những vùng chuyên canh rau củ quả của tỉnh. Trước đây, người dân chủ yếu canh tác theo phương thức truyền thống nên năng suất, chất lượng và hiệu quả không cao.

Sau khi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Lâm Đồng, năm 2012, Công ty đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, ứng dụng công nghệ cao từ khâu làm đất, tưới nước, bón phân qua hệ thống tự động để sản xuất rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

Từ diện tích khoảng 1,5 ha ban đầu, đến nay, Công ty đã mở rộng lên gần 8 ha đảm bảo cung cấp rau củ quả quanh năm cho hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh. “Mỗi ngày, Công ty cung cấp khoảng 4 tấn rau củ quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong những năm tới, Công ty tiếp tục mở rộng diện tích nhà lưới, đầu tư kho lạnh, dây chuyền đóng gói sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng”-ông Hoàng cho biết.

Còn ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-thông tin: Đak Pơ là vùng chuyên canh rau củ quả theo hướng hàng hóa tập trung với diện tích khoảng 7.000 ha. Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm “Rau Đak Pơ”, huyện đã triển khai Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận gắn với tiêu thụ sản phẩm rau Đak Pơ”.

Hiện nay, dự án thu hút được Hợp tác xã Vận tải Đak Pơ cùng 2 hộ dân tham gia. Đây là bước đột phá giúp sản phẩm rau củ quả của địa phương đảm bảo an toàn chất lượng, nâng cao giá trị trên thị trường.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 255.668 ha cây trồng sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, hữu cơ. Ngoài ra, bà con nông dân và một số doanh nghiệp đã đầu tư ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên diện tích hơn 56.091 ha cây trồng các loại. Bên cạnh đó, bà con nông dân và các doanh nghiệp cũng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi công nghệ cao theo quy mô lớn.

Tuy nhiên, việc ứng dụng KH-CN trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế do tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, diện tích sản xuất của người dân còn manh mún, nhỏ lẻ gây khó trong áp dụng cơ giới hóa. Cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất.

22-2679.jpg
Nông dân xã Ia Nhin (huyện Chư Păh) sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Ảnh: N.D

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đoàn Ngọc Có cho biết: Năm 2024, giá trị các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 21,3% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh hiện nay như cà phê, cao su, trái cây, hồ tiêu, mì lát, đồ gỗ... đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao.

“Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan cùng các địa phương, doanh nghiệp xác định các loại nông sản, đặc sản chủ lực của các địa phương để ưu tiên đăng ký bảo hộ, nhất là sản phẩm OCOP của các xã có năng lực quản lý tốt để làm chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển ngành trồng trọt theo hướng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hiện đại, ứng dụng công nghệ cao hướng đến mục tiêu “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.