Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 26-12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Xuân Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Dự hội nghị tại điểm cầu Gia Lai có đồng chí Kpă Thuyên-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
 

Ảnh: N.D
Ảnh: N.D

Năm 2016, sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản trên cả nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là thiên tai. Cá biệt, một số địa phương phải hứng chịu thiên tai kép, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống người dân. Vượt qua những khó khăn trên, năm 2016, ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng 1,2% so với năm 2015; giá trị sản xuất tăng 1,44% (theo giá so sánh năm 2010). Trong đó, trồng trọt giảm 0,9%, chăn nuôi tăng 5,4%, lâm nghiệp tăng 6,17%, thủy sản tăng 2,91%... Kết quả này khẳng định sự chỉ đạo, điều hành đúng hướng và sự điều chỉnh sản xuất, kinh doanh kịp thời của Chính phủ, các bộ ngành liên quan và các địa phương.

Năm 2016, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai cùng phải đối mặt với nhiều khó khăn như hạn hán, khô hạn diễn ra trên diện rộng. Tuy nhiên, tổng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản năm 2016 trên địa bàn tỉnh vẫn đạt 24.524 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch, tăng 4,58% so với năm 2015…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp cần tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao, chú trọng giá trị và thương hiệu. Phát triển nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế. Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, tạo ra giá trị cao trong sản xuất. Sớm khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra, tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân 2016-2017, đặc biệt ở 9 tỉnh vừa bị thiệt hại do mưa lũ gây ra. Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp không chạy theo số lượng. Tiếp tục tổ chức sản xuất tập trung với hình thức phù hợp, sắp xếp đổi mới các nông-lâm trường, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Phát triển những nhóm sản phẩm địa phương gắn với vùng, miền. Đầu tư hạ tầng nông thôn tạo động lực phát triển cho nông nghiệp, nông thôn. Những chính sách không phù hợp với phát triển nông nghiệp thì bãi bỏ…

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null