Dây chuyền tự động hóa linh hoạt với kẹp gắp Robot in 3D

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 24-11, Công ty TNHH 3D Smart Solutions (TP Thủ Đức) tổ chức hội thảo với chủ đề “Dây chuyền tự động hóa linh hoạt với kẹp gắp Robot in 3D”. 

Hội thảo nhằm chia sẻ, cung cấp các giải pháp công nghệ mới nhất, giúp nâng cao quá trình hoạt động sản xuất, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Hội thảo do Công ty TNHH 3D Smart Solutions cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư công nghệ thuộc Công Ty EOS, trụ sở chính tại Đức và Công ty Materialise, trụ sở chính tại Bỉ phối hợp tổ chức; thu hút tham dự của hơn 100 doanh nghiệp trong nước sản xuất các lĩnh vực ô tô, điện tử, thực phẩm, dược phẩm…

Phương pháp Generative Design bằng công nghệ in 3D sẽ nâng cao hiệu năng và giảm lượng vật liệu tiêu hao lên đến 90%

Phương pháp Generative Design bằng công nghệ in 3D sẽ nâng cao hiệu năng và giảm lượng vật liệu tiêu hao lên đến 90%

Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất, các vấn đề trong quá trình chuyển đổi số... Trong đó, kẹp gắp Robot (Grippers) là một trong những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp quan tâm, đây là bộ phận quan trọng trong dây chuyền sản xuất, Grippers có nhiệm vụ gắp và di chuyển sản phẩm, vật liệu.

Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp vẫn đang dùng những Grippers truyền thống, chưa bắt kịp công nghệ hiện đại, phải sử dụng Robot có kích thước lớn, gây lãng phí về công suất sử dụng và không tối ưu chi phí. Ngoài ra, các Grippers truyền thống thường được chế tạo bằng kim loại, cơ cấu không được tối ưu về hình dạng và khối lượng, gây ảnh hưởng đến công suất vận hành và tuổi thọ của toàn bộ hệ thống.

Grippers chế tạo bằng công nghệ in 3D có thể ứng dụng hầu hết các lĩnh vực trong sản xuất của doanh nghiệp

Grippers chế tạo bằng công nghệ in 3D có thể ứng dụng hầu hết các lĩnh vực trong sản xuất của doanh nghiệp

Công ty TNHH 3D Smart Solutions cùng Công ty EOS và đội ngũ kỹ sư đã giới thiệu phương pháp Generative Design bằng công nghệ in 3D. Với việc ứng dụng Grippers chế tạo bằng công nghệ in 3D, sẽ nâng cao được hiệu năng và tối ưu chi phí cho các doanh nghiệp, giảm lượng vật liệu tiêu hao lên đến 90% so với Gripper truyền thống. Grippers chế tạo bằng công nghệ in 3D có thể ứng dụng hầu hết các lĩnh vực như: Cơ khí chế tạo, sản xuất ô tô, hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, thực phẩm…

Ông Trương Tấn Tòng, Tổng Giám đốc 3D Smart Solutions tin rằng đây là công nghệ có thể giúp các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất nâng cao năng suất hoạt động

Ông Trương Tấn Tòng, Tổng Giám đốc 3D Smart Solutions tin rằng đây là công nghệ có thể giúp các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất nâng cao năng suất hoạt động

Ông Trương Tấn Tòng, Tổng Giám đốc 3D Smart Solutions, cho biết, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Robot đang dần thay thế con người trong nhiều quy trình sản xuất, đặc biệt trong dây chuyền sản xuất hàng loạt. Trong đó, Gripper là một trong những bộ phận quan trọng của các cánh tay Robot, có nhiệm vụ gắp và di chuyển vật liệu.

Tuy nhiên, các Gripper truyền thống ở Việt Nam hiện nay thường không tối ưu được khối lượng và thiết kế, ảnh hưởng đến công suất vận hành, quá trình sản xuất không cao. Thực tế, trên thế giới, đã có nhiều đơn vị ứng dụng công nghệ in 3D tương tự nhằm tối ưu quy trình sản xuất, giảm chi phí đầu tư…

“Với những giải pháp tối ưu thiết kế và sản xuất kẹp gắp robot in 3D, chúng tôi tin rằng đây là công nghệ mới của tương lai, sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất nâng cao năng suất hiệu quả và tiết kiệm chi phí vận hành”, ông Trương Tấn Tòng nhấn mạnh tại hội thảo.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.