Việt Nam xếp hạng thứ 6/40 trên Bảng chỉ số AI thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Theo kết quả được công bố trong Bảng Chỉ số AI Thế giới, Việt Nam ghi dấu ấn khi xếp hạng thứ 6 trên tổng số 40 quốc gia trên thế giới, đạt 59,2 điểm trên thang 100.

Chỉ số này do WIN (Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu - Worldwide Independent Network of Market Research) thực hiện, nhằm đo lường mức độ nhận thức, sử dụng, tin tưởng và lo ngại của người dân tại 40 quốc gia thuộc 5 châu lục (châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương) đối với trí tuệ nhân tạo.

1-1697.jpg
Việt Nam xếp hạng 6/40 quốc gia trên Bảng chỉ số AI Thế giới. Ảnh: WIN

Kết quả này không đến từ hạ tầng hay đầu tư công nghệ đắt đỏ, mà đến từ một yếu tố nền tảng: con người - đặc biệt là thế hệ trẻ, những cư dân số thực thụ đang sinh sống tại các trung tâm đô thị năng động như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

2-9711.jpg
Chỉ số chung của Việt Nam được tính dựa trên trung bình của 7 chỉ số thành phần liên quan đến AI.

Thứ hạng cao về mức độ tin tưởng và chấp nhận AI lần lượt ở vị trí thứ 3 (65,6 điểm) và thứ 5 (71,6 điểm) toàn cầu phản ánh một sự chuyển dịch trong tâm lý xã hội: từ sự thận trọng sang tinh thần cởi mở và kỳ vọng.

Người Việt không chỉ tò mò về AI mà còn tin rằng công nghệ này sẽ mang lại giá trị thiết thực trong đời sống và công việc. Chính sự sẵn sàng về mặt tư tưởng này đã, đang và sẽ là nền tảng quan trọng để Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.

Dù niềm tin và sự quan tâm dành cho AI ở mức cao, mức độ sử dụng thực tế tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, chỉ đạt 37,6 điểm – xếp thứ 17/40, mức thấp nhất trong 4 chỉ số thành phần.

Dữ liệu cho thấy khoảng 60% người được khảo sát từng dùng AI, nhưng chỉ 3% sử dụng hằng ngày.

Chênh lệch còn thể hiện rõ qua vị trí địa lý và độ tuổi: gần 90% người từ 18–24 tuổi ở Hà Nội và TP.HCM đã từng sử dụng AI, trong khi tỷ lệ này giảm mạnh ở Đà Nẵng, Cần Thơ, đặc biệt ở nhóm tuổi từ 55 trở lên.

3-3237.jpg
Điểm số 7 thành phần của Việt Nam. Nguồn: Indochina Research

Theo Indochina Research, vẫn còn một bộ phận lớn người dân chưa được tiếp cận AI, do đó cần đẩy mạnh việc thử nghiệm, sử dụng và lan tỏa AI một cách rộng rãi hơn.

Việt Nam cũng cần đảm bảo rằng quá trình phát triển này sẽ mang tính toàn diện và bao trùm, nhằm duy trì lợi thế hiện tại và vươn xa hơn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null