Học sinh Pleiku nghĩ gì về AI?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự trỗi dậy mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng có sức ảnh hưởng lớn đến con người, đặc biệt là giới trẻ. Vậy, học sinh phố núi Pleiku nghĩ gì về AI trong thời đại mới?

AI được quan tâm phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Ảnh minh họa: Ngọc Duy

AI được quan tâm phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Ảnh minh họa: Ngọc Duy

AI (Artificial intelligence) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính do con người lập trình tạo nên. Mục tiêu mô phỏng được những suy nghĩ và lập luận, khả năng học tập, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, cư xử… của con người áp dụng cho máy móc, nhất là các hệ thống máy tính. Đặc biệt, với sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, AI đã và đang là công cụ đắc lực hỗ trợ con người cả trong công việc lẫn đời sống.

Lê Hoàng Nhi (16 tuổi; tổ 2, phường Ia Kring, TP. Pleiku) cho biết: Qua tìm hiểu, em được biết, AI là thành quả mô phỏng các quá trình trí tuệ nhân tạo của con người thông qua máy móc, đặc biệt là máy tính. Ngày nay, AI còn tích hợp qua điện thoại, máy móc, robot... với các ứng dụng như: nhận dạng được giọng nói và thị giác, thay con người làm các công việc có tính chất lặp đi lặp lại. Đơn cử như Facebook sử dụng AI trong việc nhận diện hình ảnh, tin tức giả hay “ông lớn” Amazon với mô hình siêu thị “Amazon Go” không cần bất kỳ nhân viên thu ngân nào mà nhờ hoàn toàn vào công nghệ AI...

“Ngày nay điện thoại thông minh là vật bất ly thân của các bạn học sinh như chúng em. Hầu như bạn nào cũng sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt đến trợ lí ảo... Những gợi ý về tin tức, video hay các bản nhạc trên mạng xã hội, những trải nghiệm mua sắm trực tuyến... đều do AI chi phối. Và em cảm thấy chúng khá hữu ích”-Nhi chia sẻ.

Chưa kể, theo Nhi, giờ đây, chỉ bằng một cú click chuột, quét mã QR hay sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, giọng nói… chúng ta có thể dễ dàng mua sắm, giao dịch ngân hàng, làm các thủ tục hành chính. Các sản phẩm của AI cũng giúp con người trên toàn cầu xóa bỏ khoảng cách ngôn ngữ, có thể nói chuyện, hiểu nhau và thoải mái tiếp xúc, qua đó có thêm nhiều cơ hội để học tập và làm việc trên khắp thế giới.

Em Diệp Nhã An (tổ 2, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) ứng dụng công nghệ AI trong quá trình học tập. Ảnh: Đồng Lai
Em Diệp Nhã An (tổ 2, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) ứng dụng công nghệ AI trong quá trình học tập. Ảnh: Đồng Lai

Còn với em Diệp Nhã An (15 tuổi; tổ 2, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), AI là một kho tài liệu gốc khổng lồ và luôn được cập nhật liên tục những kiến thức mới, giúp em có thể tiếp cận với nguồn tri thức ở mọi lúc, mọi nơi.

"Như hiện tại, em đang tham gia vào khóa học vẽ và nhờ Chatbot giúp em dễ dàng tìm kiếm thông tin cũng như đặt câu hỏi liên quan đến bài học một cách nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt, AI có thể định hướng được nghề nghiệp trong tương lai bằng cách dựa vào dữ liệu cá nhân để tổng hợp, phân tích dựa trên sở thích, khả năng, tư duy của mỗi học sinh để định hướng nghề nghiệp đúng đắn”-Nhã An cho hay.

Không phủ nhận sự thuận tiện khi AI có thể thay thế con người trong một số công việc như: vị trí nhân công trong các nhà máy, công cụ trợ lý ảo Chat GPT giúp các nhà bán hàng có thể tương tác với khách hàng và trả lời các câu hỏi chung mà không cần sử dụng thời gian thực của con người, đánh giá dữ liệu, giao tiếp với khách hàng hay các cuộc gọi giới thiệu sản phẩm..., tuy nhiên, nhiều bạn trẻ ở Pleiku cũng cho rằng, vì là tích hợp trí tuệ nhân tạo nên yếu tố cảm xúc chính là nhược điểm lớn nhất.

Chưa kể, tất cả đều được lập trình sẵn và dĩ nhiên không thể hoàn toàn đưa ra phán quyết đúng hay sai. Việc lạm dụng quá mức AI sẽ dần làm triệt tiêu sức sáng tạo của con người và có thể tạo ra nhiều hệ lụy về sau.

Trần Ngọc Long (18 tuổi; tổ 8, phường Trà Bá, TP. Pleiku) cho biết: "Khi ứng dụng, mình thấy AI có thể trợ giúp đưa ra thông tin rất nhanh và độ chính xác cao. Chỉ cần đưa chủ đề, AI có thể tìm kiếm và chọn lọc những nội dung phù hợp kèm trích nguồn. Dù vậy, mình cũng không lạm dụng quá mức ứng dụng này bởi chung quy lại nó chỉ là máy móc, không có cảm xúc, tình cảm”.

Phần lớn học sinh Pleiku sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán khi mua sắm online hay các khoản phí. Ảnh: Đồng Lai
Phần lớn học sinh Pleiku sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán khi mua sắm online hay các khoản phí. Ảnh: Đồng Lai

Trao đổi với P.V, anh Nguyễn Chí Hiếu-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai-cho biết: Nhờ sự tiến bộ về khoa học công nghệ, đặc biệt là AI đã giúp cho học sinh chủ động trong việc học như tự nghiên cứu, tham gia đánh giá kết quả học tập của bản thân. Tuy nhiên, việc lạm dụng AI có thể dẫn đến sự lệ thuộc, thụ động về tư duy và hoạt động của người học như: sử dụng AI vào mục đích không chính đáng, gian lận trong thi cử hay tạo ra những sản phẩm phản văn hóa, phản giáo dục, lan truyền kiến thức sai lệch, mang tính định kiến, thông tin độc hại trên không gian mạng...

“Đối với học sinh, các em cần tiếp cận với những phần mềm, ứng dụng hữu ích phục vụ cho học tập, nghiên cứu mang tính tương tác, kích thích tư duy, sự sáng tạo của người học... Cùng với đó, gia đình, nhà trường nên gắn việc học tập với thực hành, trải nghiệm thực tế, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên để tránh sự lệ thuộc vào công nghệ”-anh Nguyễn Chí Hiếu nhìn nhận.

Clip: Học sinh Pleiku chia sẻ về ứng dụng AI trong học tập và cuộc sống. Thực hiện: Đồng Lai

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

(GLO)- Thời gian gần đây, công tác giáo dục hướng nghiệp được mọi người rất quan tâm. Việc trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp được tiến hành từ giai đoạn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều học sinh băn khoăn trước việc chọn ngành “hot” hay theo sở thích?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Người trẻ làm gì ở quán cà phê?

Không chỉ là điểm hẹn cho những cuộc trò chuyện, với một bộ phận bạn trẻ ở TPHCM, quán cà phê cũng như văn phòng làm việc, học nhóm… Thậm chí, có cả nhóm thanh niên chỉ hết ngồi lại nằm ở quán cà phê cho hết ngày.

Nhờ tinh thần tự học cao và niềm đam mê đặc biệt với môn Hóa học, Quang đã trở thành học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ảnh: Vũ Chi

Nguyễn Trần Quang: Cậu học trò đam mê Hóa học

(GLO)- Nguyễn Trần Quang-học sinh lớp 12A3, Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Em cũng là học sinh trường huyện duy nhất trong tỉnh đạt giải tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia vừa qua với môn hóa học.

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.

Nguyễn Thị Thu Trang: Nữ sinh đạt nhiều thành tích tại đất nước tỷ dân

Nguyễn Thị Thu Trang: Nữ sinh đạt nhiều thành tích tại đất nước tỷ dân

(GLO)- Không chỉ thường xuyên xuất hiện trong các chương trình giao lưu văn hóa giữa 2 nước Việt-Trung, Nguyễn Thị Thu Trang (SN 2003, tổ 2, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai), sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) còn sở hữu những thành tích đáng nể tại đất nước tỷ dân.