Trung Quốc ra mắt công nghệ tàu cao tốc mới với tốc độ khai thác thương mại 400 km/h

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 22-7, sau thời gian dài thử nghiệm, Trung Quốc đã chính thức công bố công nghệ tàu cao tốc thế hệ tiếp theo, với tốc độ khai thác thương mại được ấn định tối đa tới 400 km/h.

Ngày 22-7, sau thời gian dài thử nghiệm, Trung Quốc đã chính thức công bố công nghệ tàu cao tốc thế hệ tiếp theo, với tốc độ khai thác thương mại được ấn định tối đa tới 400 km/h.

Thế hệ tàu cao tốc mới của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Thế hệ tàu cao tốc mới của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Mẫu tàu cao tốc mới nhất của Trung Quốc, có tên hiệu CR450, hiện đang trải qua các bài kiểm tra hiệu suất cuối cùng để chuẩn bị cho các chuyến chạy thương mại với vận tốc 400 km/h.

Đội ngũ phát triển cho biết, mốc mới đã vượt qua giới hạn tốc độ trước đây là 350 km/h - vốn được xem là rào cản công nghệ suốt hàng thập kỷ do lực cản khí động học và mức tiêu thụ năng lượng quá lớn ở vận tốc cao.

“Việc tăng tốc thêm 50 km/h sẽ khiến lực cản tăng 30% và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn” - nhà nghiên cứu Shao Jun tại Viện Khoa học Đường sắt Trung Quốc cho biết.

Các tàu cao tốc hiện nay phải chống lại đến 95% lực cản đến từ không khí.

Để tăng tốc cho tàu mà vẫn tiết kiệm năng lượng, các nhà khoa học đã điều chỉnh thiết kế phần đầu tàu để giảm lực cản, lấy cảm hứng từ hình dáng của những loài chim bay nhanh, nhờ đó giảm khoảng 2,6% lực cản.

Sau đó, họ chuyển sang xem xét phần gầm tàu - khu vực trước đây ít được chú ý nhưng có tiềm năng giảm lực cản đáng kể. Một thành viên trong nhóm đã đề xuất thiết kế kết cấu che chắn cho hệ thống bánh xe (bogie) nhằm tạo nên hình dáng khí động học liền mạch hơn, từ đó giảm lực cản lên đến 22% sau nhiều lần tối ưu hóa.

Điều này đồng nghĩa với việc, dù tốc độ tăng thêm 50 km/h, mức tiêu thụ năng lượng của CR450 vẫn tương đương với các tàu CR400 Fuxing hiện đang chạy ở 350 km/h.

Sự ra mắt của CR450 diễn ra trong lúc Trung Quốc tiếp tục củng cố vị thế đi đầu toàn cầu về công nghệ đường sắt cao tốc, trong khi phía Mỹ đang loay hoay với các rào cản tài chính và chính trị trong các dự án tương tự.

Theo Hoàng Linh (hanoimoi.vn)

Có thể bạn quan tâm

Ý thức bảo mật

Ý thức bảo mật

Tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) vừa qua, đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - nhấn mạnh:

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null