Apple quyết đưa YouTuber Jon Prosser ra tòa vì làm lộ bí mật iOS 26

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)-Apple vừa chính thức khởi kiện Jon Prosser, một YouTuber nổi tiếng trong giới công nghệ, với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại liên quan đến hệ điều hành iOS 26.

Vụ kiện đang làm dậy sóng cộng đồng công nghệ khi Apple tố cáo Prosser đã tiếp tay cho hành vi truy cập trái phép vào thiết bị nội bộ, từ đó phát tán thông tin chưa công bố của hãng.

jon-prosser-apple.jpg
Jon Prosser đối mặt với rủi ro pháp lý vì làm rò rỉ iOS 26.

Theo hồ sơ đệ trình tại tòa án liên bang Bắc California (Mỹ), vụ việc bắt đầu khi Apple nhận được email nặc danh vào tháng 4-2025. Người gửi cho biết đã xác định được địa điểm quay video của Jon Prosser chính là căn hộ của kỹ sư Apple Ethan Lipnik, nơi chứa một thiết bị phát triển iOS 26.

Qua điều tra nội bộ, Apple phát hiện Michael Ramacciotti, một người bạn thân của kỹ sư Lipnik, đã lén truy cập vào iPhone nội bộ của anh, vốn dùng để thử nghiệm các phiên bản iOS chưa phát hành. Ramacciotti được cho là biết mật khẩu, đã theo dõi vị trí Lipnik, chờ đến khi anh rời khỏi nhà rồi thực hiện cuộc gọi FaceTime với Prosser để trình diễn hệ điều hành mới.

Prosser sau đó được cho là đã quay lại video, tái dựng giao diện iOS 26, đồng thời đăng tải lên YouTube và podcast của mình, kênh Front Page Tech, vốn thu hút hàng triệu lượt xem mỗi tháng. Đáng chú ý, các hình ảnh rò rỉ này chính xác đến từng chi tiết, bao gồm giao diện mới mang tên “Liquid Glass” mà Apple chưa hề công bố.

2.jpg
Apple cáo buộc Prosser đánh cắp bí mật thương mại để làm lộ thiết kế iOS 26 trước khi được công bố tại WWDC.

Trong đơn kiện nộp ngày 18-7-2025, Apple cáo buộc Jon Prosser và Michael Ramacciotti vi phạm: Luật bảo vệ bí mật thương mại của Mỹ (Defend Trade Secrets Act); Đạo luật gian lận và lạm dụng máy tính (Computer Fraud and Abuse Act)

Công ty yêu cầu bồi thường thiệt hại, đồng thời xin lệnh cấm vĩnh viễn Prosser và cộng sự tiết lộ thêm bất kỳ bí mật thương mại nào. Apple cũng yêu cầu các bị đơn phải trả lại hoặc tiêu hủy toàn bộ tài liệu, hình ảnh liên quan đến iOS 26.

Dù iOS 26 đã chính thức ra mắt tại WWDC 2025, Apple cho biết thiết bị bị xâm nhập vẫn chứa nhiều tính năng chưa được công bố, và việc rò rỉ thêm có thể gây thiệt hại nghiêm trọng.

Ngay sau khi bị kiện, Jon Prosser đã lên tiếng trên mạng xã hội X (Twitter), phủ nhận toàn bộ cáo buộc, khẳng định: “Tôi không biết mật mã của thiết bị, không tiếp cận điện thoại, và không biết bằng cách nào thông tin lại đến được với tôi. Tôi có bằng chứng rõ ràng nếu cần”.

ios-26-1.jpg

Tuy nhiên, phía Apple dẫn ra bằng chứng gồm cả bản ghi âm lời xin lỗi từ Ramacciotti, trong đó người này thừa nhận đã làm sai và nói rằng “mọi chuyện là ý tưởng của Prosser”. Trong khi đó, Ethan Lipnik, người sở hữu chiếc iPhone nội bộ, dù không trực tiếp chia sẻ thông tin, nhưng đã vi phạm quy định bảo mật vì để bạn bè truy cập thiết bị. Apple xác nhận đã chấm dứt hợp đồng với Lipnik sau khi xác minh vụ việc.

Với tầm vóc và mức độ nghiêm trọng, đây có thể là một trong những vụ kiện công nghệ gây ảnh hưởng sâu rộng nhất trong nhiều năm qua, không chỉ vì giá trị thương mại của iOS 26, mà còn bởi vấn đề đạo đức và trách nhiệm pháp lý trong việc chia sẻ thông tin chưa được phép công bố.

Giới chuyên gia nhận định: Nếu Apple thắng kiện, đây sẽ là tiền lệ pháp lý mạnh mẽ trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ, đồng thời là lời cảnh báo đối với giới “leaker” công nghệ vốn đang ngày càng phổ biến.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null