Đấu tranh với tội phạm môi trường: Còn lắm gian nan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, tình hình tội phạm và những vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, tăng cả về quy mô, tính chất. Dù lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, nhưng công tác phòng ngừa, đấu tranh và xử lý với loại tội phạm này vẫn còn gặp không ít khó khăn…

Tội phạm môi trường gia tăng

Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh, trong năm 2016, những vi phạm pháp luật về môi trường đáng báo động nhất là sản xuất, vận chuyển trái phép hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc, sử dụng chất phụ gia ngoài danh mục để chế biến thực phẩm, buôn bán các loại hàng hóa đã quá hạn sử dụng, không duy trì các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất xảy ra khá phổ biến. Bên cạnh đó, nạn khai thác khoáng sản, lâm sản, hoạt động vận chuyển, buôn bán động vật quý hiếm ngày càng gia tăng…

 

 Cảnh sát Môi trường bắt quả tang các đối tượng khai thác cát trái phép ở xã Ayun, huyện Mang Yang. Ảnh: L.A
Cảnh sát Môi trường bắt quả tang các đối tượng khai thác cát trái phép ở xã Ayun, huyện Mang Yang. Ảnh: L.A

Thủ đoạn của các đối tượng cũng được nhận định là ngày càng tinh vi, được che giấu dưới nhiều vỏ bọc khác nhau, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Điển hình như vụ dùng xe biển số Lào để vận chuyển mỡ động vật đã qua sơ chế chưa rõ nguồn gốc xảy ra vào tháng 7-2016. Qua trinh sát, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Giao thông tiến hành kiểm tra trên xe ô tô tải BKS UN-6813 do tài xế Phan Văn Hoàng (SN 1969, trú tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) điều khiển lưu thông theo hướng TP. Pleiku đi TP. Hồ Chí Minh. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe có 17 tấn mỡ động vật chưa rõ nguồn gốc và giấy tờ kiểm dịch.

Ngoài vụ việc nói trên, tính từ đầu năm đến hết ngày 10-11-2016, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh đã phát hiện, điều tra và xử lý 84 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng 44 vụ (hơn 50%) so với cùng kỳ năm 2015. Cơ quan chức năng cũng đã thu giữ và tiêu hủy hơn 20 tấn mỡ, thịt động vật chưa rõ nguồn gốc và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; bắt giữ gần 100 m3 gỗ các loại và hàng trăm mét khối đá, cát…, xử phạt hành chính 64 vụ, với số tiền hơn 220 triệu đồng, chuyển cơ quan chức năng 20 vụ để điều tra, xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Nhiều bất cập trong chế tài xử lý

Tội phạm môi trường ngày một gia tăng, trong khi đó, các chế tài, công tác truy tố, xét xử và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật môi trường còn nhiều bất cập. Đại tá Nguyễn Văn Minh-Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh cho rằng: “Công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này gặp không ít khó khăn khi hiện nay một số cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân chưa có ý thức cao trong bảo vệ môi trường. Ngoài ra, chế tài xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe nên các hành vi vi phạm vẫn còn diễn ra phổ biến…”.

Qua tìm hiểu, trước đây, các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường áp dụng khởi tố điều tra và đưa ra xét xử chỉ mới dừng lại ở các hành vi vi phạm thuộc 2 tội danh: hủy hoại rừng và vi phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm. Mới đây, Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định thêm 5 tội danh liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 1-7-2016. Tuy nhiên, việc áp dụng khởi tố điều tra và đưa ra xét xử theo những tội danh này cũng còn nhiều vướng mắc, nhất là ở khâu chứng minh những tác động của thực phẩm đến tổn hại sức khỏe đối với người dân. Ngoài những quy định trên, thì các tội danh, hành vi vi phạm khác mặc dù gây thiệt hại lớn cho môi trường và sức khỏe, tài sản của người dân nhưng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính.

Cũng theo thông tin từ Phòng Cảnh sát Môi trường, ngoài những vấn đề trên, hệ thống các cơ quan công quyền chịu trách nhiệm thực thi pháp luật bảo vệ môi trường đang còn chồng chéo, chưa thống nhất. Điển hình như việc trên địa bàn TP. Pleiku có 80 cơ sở giết mổ heo, nhưng đến nay chưa có một cơ sở nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thế nhưng hàng ngày, các cơ sở này vẫn giết mổ hàng trăm con heo để cung cấp cho thị trường mà không ai biết chúng có bị dịch bệnh hay không. Trong khi đó, các lò giết mổ tập trung dưới sự quản lý chặt chẽ của các ngành chức năng chưa được đầu tư để đáp ứng nhu cầu về nguồn thực phẩm của người dân. Chính vì vậy, trong quá trình kiểm tra, xử lý, không chỉ cơ quan chức năng gặp khó khăn mà cả người kinh doanh cũng gặp khó.

 Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.