Đậu nành giảm tác dụng phụ của điều trị ung thư vú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bổ sung sữa đậu nành, đậu hũ, cải bắp và bông cải xanh có thể làm giảm các phản ứng phụ thường gặp của điều trị ung thư vú.
 

 

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm ung thư Georgetown Lombardi (Mỹ) cho biết những người sống sót sau ung thư vú thường bị các phản ứng phụ từ các liệu pháp điều trị ung thư có thể kéo dài hàng tháng hoặc nhiều năm sau khi điều trị xong.

Chẳng hạn do nhiều phương pháp điều trị được thiết kế để ngừa ung thư vú tái phát ngăn cản cơ thể sản sinh hoặc sử dụng estrogen - hóc môn có thể làm tăng trưởng ung thư vú, bệnh nhân ung thư vú thường bị những cơn nóng bừng và đổ mồ hôi ban đêm.

Tuy nhiên, những phụ nữ ăn đậu nành, bông cải xanh giảm các tác dụng phụ trên cũng như giảm thiểu mệt mỏi, đau khớp, tóc thưa, mất trí nhớ… Theo Hãng tin ANI dẫn lời các chuyên gia, chính các hợp chất isoflavone trong đậu nành và glucosinolate trong các rau họ cải đem lại những lợi ích trên.

Mai Duyên/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.