Dấu hiệu vi rút Marburg lan xuyên biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cameroon vừa phát hiện thêm 2 ca nghi nhiễm vi rút Marburg (căn bệnh tương tự Ebola) ở khu vực Olamze giáp biên giới với Guinea Xích đạo. Người đứng đầu cơ quan y tế Cameroon cho hay cơ quan y tế đang đẩy mạnh giám sát dịch tễ học.

Ngày 13.2, Guinea Xích đạo công bố ổ dịch đầu tiên của vi rút Marburg, và nước láng giềng Cameroon lập tức ban hành giới hạn đi lại. "Ngày 13.2, chúng tôi ghi nhận 2 ca nghi nhiễm, liên quan 2 bệnh nhân 16 tuổi, chưa từng đến những vùng bị ảnh hưởng dịch của Guinea Xích đạo", Reuters dẫn thông tin từ giới chức y tế Cameroon.

Đến nay, 42 người tiếp xúc gần 2 bệnh nhân đã được tìm thấy và quá trình truy vết vẫn tiếp tục diễn ra.

Hình ảnh vi rút Marburg dưới kính hiển vi. Ảnh: CDC

Hình ảnh vi rút Marburg dưới kính hiển vi. Ảnh: CDC

Hôm 14.2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đang tăng cường khâu theo dõi dịch bệnh tại Guinea Xích đạo. Tính đến thời điểm này, Guinea Xích đạo đã ghi nhận 9 người chết và 16 ca nghi nhiễm vi rút Marburg. Tỷ lệ tử vong do vi rút này dao động từ 23 - 90%, theo CDC Mỹ.

Trong một diễn biến khác, CBS dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết trong một cuộc họp "khẩn cấp" do WHO triệu tập mới đây, chính quyền Mỹ dự kiến có thể sớm triển khai các liều vắc xin thử nghiệm đối với đợt bùng phát mới của vi rút Marburg. Liên quan loại vắc xin này, đại diện Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cho hay hiện đang có khoảng 850 lọ ở dạng thử nghiệm. Phía Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ gần đây đã giới thiệu những kết quả ban đầu "đầy hứa hẹn" từ các cuộc thử nghiệm ở người đối với loại vắc xin trên.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.