Đánh giá kết quả giám sát công tác quản lý, sử dụng biên chế ngành Giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 13-4, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả giám sát “Công tác quản lý, sử dụng biên chế ngành Giáo dục năm học 2021-2022”.

Ông Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 268 trường mầm non; 209 trường tiểu học; 162 trường THCS và 73 trường tiểu học-THCS. Có 12.103 lớp với 363.010 học sinh, trong đó: mầm non 2.401 lớp với 72.102 học sinh, tiểu học 5.241 lớp với 162.573 học sinh, THCS 3.798 lớp với 110.971 học sinh, tiểu học-THCS 634 lớp với 16.849 học sinh. Tổng số biên chế được giao 19.136 người, hiện có mặt 18.397 người, trong đó: cán bộ quản lý 1.739 người, 14.738 giáo viên, 1.113 nhân viên, hợp đồng lao động 751 người.

 Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hà Phương
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hà Phương


Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề như: Việc giao biên chế từ huyện xuống các trường; công tác tuyển dụng giáo viên; tỷ lệ giáo viên trên lớp; một số trường giao biên chế giáo viên còn thấp; việc tiếp nhận, điều động, luân chuyển giáo viên; công tác kiểm tra, giám sát tại một số địa phương; tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ…

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về tuyển dụng quản lý và sử dụng biên chế ngành Giáo dục của UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Việc tuyển dụng biên chế viên chức và hợp đồng lao động thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả. Các địa phương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực chỉ đạo các đơn vị trường học phân công nhiệm vụ để phát huy năng lực, trách nhiệm của giáo viên, nhân viên, thực hiện đúng nguyên tắc có trường, có lớp, có giáo viên đứng lớp. Việc tiếp nhận, điều động, luân chuyển viên chức thực hiện đảm bảo đúng quy định; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về quản lý, tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế được thực hiện thường xuyên. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức được tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, góp phần khuyến khích tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tại hội nghị, các đại biểu đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đến Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, bổ sung đủ biên chế giáo viên cho tỉnh theo định mức quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16-3-2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; Thông tư số 16/2017/TT BGDĐT ngày 12-7-2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, để có hướng giao đủ biên chế tổ chức tốt các hoạt động dạy học.

Các đại biểu cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp sử dụng biên chế hợp lý và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc phân bổ biên chế; khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; khảo sát điều kiện, nhu cầu sáp nhập điểm trường, sáp nhập các trường để kéo giảm đơn vị đầu mối theo Nghị quyết số 19-NQ/TW; tổ chức tuyển đủ biên chế được giao; chỉ đạo các ngành chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để chủ động thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 theo lộ trình; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các đơn vị trường học…

 

HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.