(GLO)- Tối 8-8, Đồn Biên phòng Ia Mơ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai) phối hợp với Nông trường cao su An Biên (Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông) và chính quyền xã Ia Mơ khai giảng lớp học xóa mù chữ, xóa tái mù chữ cho công nhân và con em công nhân nông trường.
(GLO)- Không chỉ là người dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) còn nhiệt tình truyền dạy cho các chị em trong buôn để cùng nhau góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình về dệt thổ cẩm.
(GLO)- Hát ru là một trong các loại hình dân ca thuộc di sản phi vật thể được truyền miệng từ đời này qua đời khác của các dân tộc, trong đó có dân tộc Jrai và Bahnar.
(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
(GLO)- Trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện có 157 bộ cồng chiêng, 682 nghệ nhân trình diễn cồng chiêng, xoang, 4 nghệ nhân chỉnh chiêng và 27 đội văn nghệ có sử dụng cồng chiêng.
(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.
(GLO)- Nghi lễ cúng giọt nước (hay bến nước) của người Jrai ở vùng phía Nam sông Ba và nghi lễ bắc máng nước của người Xê Đăng ở vùng đầu nguồn thuộc quần sơn Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) có nhiều điểm tương đồng cơ bản nhưng vẫn có sự khác biệt.
(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
(GLO)- Đối với người đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), dệt thổ cẩm là một nghề thủ công truyền thống và luôn gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt của bà con nơi đây. Tuy nhiên, trước dòng chảy của cuộc sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm đang dần bị mai một. Thời gian qua, Pleiku đã triển khai nhiều giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số.
(GLO)- Ngày 30-4, dưới cánh rừng Rông O, UBND xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) phối hợp với dân làng Dê Chí tổ chức lễ cúng rừng theo nghi thức truyền thống của người Jrai.
(GLO)- Đó là cái tên mà đồng bào dân tộc Jrai ở làng Lang (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) quen gọi như để tri ân Đại tá Trịnh Hà Tâm-Giám đốc Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15), người đã giúp bà con khơi dòng nước sạch từ mạch ngầm của lòng đất.
Việc thiết kế đan áo cho các bộ cồng, chiêng giúp bảo quản cho những bộ cồng chiêng và góp phần trong công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.
(GLO)- Sáng 11-11, đồng chí Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy đã về dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết các dân tộc buôn Chư Băh B (xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa).
(GLO)- Dân tộc Chăm là một trong những cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Trước đây, thời Vương quốc Champa còn hưng thịnh, cộng đồng người Chăm rất gần gũi, gắn bó với các dân tộc vùng Tây Nguyên, trong đó có dân tộc Jrai.
(GLO)- Huyện Đức Cơ được thành lập cho đến nay đã tròn 30 năm (1991-2021). Đây là huyện biên giới có 35 km đường biên tiếp giáp với huyện Oyadav (tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia). Dân số toàn huyện có trên 75 ngàn người, trong đó có khoảng 50% là đồng bào dân tộc Jrai. Hiện bà con còn lưu giữ những nét văn hóa độc đáo như: cồng chiêng, nhà rông truyền thống, tượng nhà mồ, các lễ hội dân gian...
(GLO)- Với đồng bào dân tộc Jrai ở xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), không gian văn hóa cồng chiêng từ lâu đã trở thành giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng.
(GLO)- Ông Nay Phin là một trong những trí thức đầu tiên của dân tộc Jrai. Ông nguyên là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Gia Lai và là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên. Hồi ông còn tại thế, tôi được nghe ông kể về chuyện đi học dưới chế độ thực dân Pháp.
(GLO)- Lễ cúng rừng của người dân tộc Jrai ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai diễn ra bên cạnh dòng suối mát ẩn mình giữa cánh rừng xanh thẳm. Nghi lễ này được UBND xã Ia Pếch tổ chức vào mùa xuân hàng năm để cùng với bà con tạ ơn thần rừng đã chở che, bảo vệ dân làng, đồng thời thể hiện quyết tâm giữ rừng.
(GLO)- Gương mẫu trong phát triển kinh tế và trách nhiệm với công việc chung là phẩm chất thường thấy của ông Lê Hải Thành-Bí thư Chi bộ làng Krêl (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
(GLO)- Hơn 3 năm qua, dân làng Ngol (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) rất tin tưởng vào lớp học miễn phí do anh A Ngam trực tiếp đứng lớp.
(GLO)- Những năm gần đây, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) luôn gắn việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar với phát triển du lịch. Cùng với phát huy vai trò chủ thể, thành phố còn mở các lớp truyền dạy cồng chiêng, tổ chức hội thi, hội diễn, sự kiện văn hóa… để các đội cồng chiêng có cơ hội thể hiện tài năng và mang lại những trải nghiệm thú vị cho du khách gần xa.
(GLO)- Bằng việc tổ chức “Góc địa phương“, “Góc truyền thống“ hay các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã góp phần bảo tồn và giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc cho thế hệ măng non.