Cộng đồng góp sức dựng nhà rông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ủy xã Ia Krai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) rất chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của cộng đồng dân tộc Jrai. Trong đó, việc triển khai Nghị quyết về “Vận động Nhân dân đóng góp xây dựng nhà rông” đạt nhiều kết quả tích cực.
Ông Rơ Lan Hlinh-Bí thư Chi bộ làng Bi Ia Yom-cho hay: Nhà rông là biểu tượng văn hóa của người Jrai. Vì vậy, cách đây 5 năm, khi nhà rông của làng xuống cấp trầm trọng, nhiều người lớn tuổi trong làng rất trăn trở. Năm 2017, khi Đảng ủy xã ra Nghị quyết “Vận động Nhân dân đóng góp xây dựng nhà rông”, ngay lập tức Chi bộ cũng ra nghị quyết và phối hợp với Ban Nhân dân thôn thực hiện. Tuy cuộc sống của dân làng lúc đó còn khó khăn nhưng khi được vận động, 60 hộ dân trong làng đều đồng tình hưởng ứng đóng góp 3 triệu đồng/hộ, riêng hộ nghèo và cận nghèo đóng 1-1,5 triệu đồng/hộ. Kết quả, sau gần 2 năm quyên góp, làng đã thu được 230 triệu đồng, trong đó người dân đóng góp 190 triệu đồng, xã hỗ trợ 10 triệu đồng, doanh nghiệp ủng hộ 30 triệu đồng. “Nhân dân thống nhất làm nhà rông bằng bê tông xi măng. Ngày cúng động thổ, người dân rất phấn khởi. Nhà nào cũng góp rượu, cơm lam, gà và cùng nhau đánh chiêng, múa xoang”-ông Hlinh nói. Còn già làng Puih Phơng bày tỏ: Từ ngày có nhà rông mới, mỗi lần làng tổ chức lễ hội hoặc cúng mừng lúa mới, bà con đều tập trung về đây đông đủ. Niềm vui tinh thần trở thành động lực để dân làng tập trung làm ăn phát triển kinh tế. Nhờ đó, đời sống của bà con ngày càng được cải thiện. Làng hiện còn 7 hộ nghèo, 20 hộ cận nghèo trong tổng số 80 hộ. Nhiều hộ khá lên nhờ trồng cà phê, cao su và điều.
Nhà rông mới của làng Tung Breng (xã Ia Krai, huyện Ia Grai). Ảnh: Nhật Hào
Nhà rông mới của làng Tung Breng (xã Ia Krai, huyện Ia Grai). Ảnh: Nhật Hào
Tại làng Tung Breng, mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng hơn 70 hộ dân đều đồng thuận đóng tiền làm nhà rông. Ngay cả các hộ nghèo, cận nghèo được miễn, giảm nhưng vẫn đóng góp 3 triệu đồng/hộ như các gia đình khác. Vì thế, chỉ sau thời gian ngắn phát động, làng đã thu được tổng cộng 280 triệu đồng để làm nhà rông mới, trong đó, người dân đóng góp 260 triệu đồng, số còn lại do các doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ. Gia đình bà Rơ Châm Hồng ngoài đóng góp 3 triệu đồng còn tham gia ngày công san gạt mặt bằng, tự kéo ống dẫn nước từ giếng của nhà ra phục vụ việc xây dựng nhà rông. Bà Hồng bộc bạch: “Nhà rông là biểu tượng văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, gia đình mình luôn sẵn sàng đóng góp để xây dựng, sửa chữa và bảo vệ công trình”. Còn ông Siu Don-Bí thư Chi bộ làng Tung Breng-cho hay: “Ngày nhà rông hoàn thành, bà con đi làm ăn ở nơi khác cũng trở về dự lễ. Giờ có nơi tổ chức lễ hội, sinh hoạt, dân làng ai nấy đều vui mừng”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Đức Tấn-Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ia Krai-cho biết: Xã có 5 thôn, 10 làng. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tất cả các thôn, làng đều đã có nhà văn hóa để sinh hoạt, hội họp. Đặc biệt, các làng người Jrai đều tâm huyết duy trì, bảo vệ nhà rông vì đó là biểu tượng văn hóa của dân tộc. Vì vậy, khi thấy một số nhà rông xuống cấp, Đảng ủy xã đã ra Nghị quyết “Vận động Nhân dân đóng góp xây dựng nhà rông”. Sau 4 năm triển khai, đến nay, 4 làng có nhà rông xuống cấp đã vận động người dân đóng góp được hơn 1 tỷ đồng để xây mới. “Sau khi xây dựng, các làng đã phân công, giao trách nhiệm cho một số người có uy tín trông coi, bảo vệ công trình. Tới đây, xã tiếp tục rà soát những nhà rông xuống cấp và chỉ đạo các chi bộ triển khai vận động Nhân dân đóng góp sửa chữa, làm mới nhằm giúp bà con có nơi sinh hoạt, hội họp, gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc mình”-ông Tấn thông tin thêm.
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.